Số người dùng online
· Khách: 2

· Thành viên: 0

· Tổng số thành viên: 54,416
· Thành viên mới đăng ký: Luuha69
Tuyển dụng - tìm việc
· Tuyển thợ phụ In OFFSET bao bì, decal, catalouge
· Công ty In Trân Phú tuyển thợ in offset
· Tuyển thợ in offset 4 màu
· Tuyển thợ in Ofset tở rời
· Cty in Thống Kê tuyển dụng
Quảng cáo của Google
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Chưa có tài khoản hả?
Nhấn vô đây đăng ký ngay .

Quên mật khẩu hả?
Xin cấp mật khẩu mới bằng cách nhấn vào đây.
Quảng cáo của Google
Banners
Xem bài viết
 In ra máy in toàn bộ chủ đề
Ứng dụng của "kỹ thuật in chuyển nhiệt"
thuongnguyet
Chào các anh em ! lâu rồi nhỉPfft
 
thuongnguyet
Các anh em mình từ lúc đọc bài này cho đến nay đã ai có thành tựu gì chưa?
Sao không show vài mẫu hàng lên cho các anh em cùng chiêm ngưỡng!
Phải có một anh em nào đạt thành tựu nào đó trong in chuyển chứ! Để không uổng công các anh em khác đã post bài liên tục chia sẻ kiến thức ? Xinhocnghe đâu? Giàu chưa! Sao các anh em cứ hỏi không mà không thử đưa một vài kết quả thử nghiệm lên cho các anh em khác cùng tham khảo nữa!
Pfft
 
thuongnguyet
In chuyển bằng máy in phun có nhiều khó khăn và trở ngại bởi có nhiều vấn đề cần phải giải quyết trái với quy luật:
1. Mực in chuyển Submilation chỉ chuyên dụng với vải polyeste, màu trắng . Sẽ cho kết quả tốt nhất , đẹp nhất, bền nhất với loại vải này thôi. áp lực + 180 độ, giấy ép TQ là tốt rồi!
2. In dán chuyển: là phương pháp được cải biên từ in lụa chuyển, tức là cần:
+ Giấy ép: bề mặt chống dính được phủ lớp hồ( đọc bài của phakhadi)để định hình mực in phun
+ Binder khô: hay còn gọi là bột ép chuyển, rắc lên lớp mực khi mới in xong, mực này khó khô lắm, vậy là hình chỗ nào binder chỗ đó nhé!
Điều quan trọng là phuơng pháp này chỉ dùng cho in lụa, nếu bạn nào có ý tưởng sử dụng phương pháp này thì cần nhiều lắm công sức đầu tư để đi ngược quy luật nhé! biết đâu được, chỗ nào có vấn để thì chỗ đó có tiền màPfft, bạn tạo ra giá trị thì bạn sẽ có tiền thôi
3.In lên áo đen , lại một vấn đề nữa, nhưng có vấn đề thì sẽ có tiền nhỉ
Mất 4 năm để mình hiểu ra một vấn đề! Là mình không có ý định trở thành nhà buôn vật tư in nhiệt, cũng không có ý định trở thành nơi chuyển giao công nghệ in, vậy tại sao mình lại đầu tư quá nhiều thời gian và công sức vào kỹ thuật in! Cái giá như vậy có thoả đáng không?
Với các bạn bài học của mình có ý nghĩa gì không?
Đây là bài học của mình! Có thể không phù hợp với các bạn! Nhưng trước khi bắt đầu con đường làm giàu! Các bạn hãy ngồi xuống và suy nghĩ thử" tôi muốn gì?"

 
hoc hoi kiem song
@thuongnguyet nếu in áo đen khi rắc bột chuyển lên nên trộn thêm bột mực trắng rồi ép lên áo đen dc không nhỉ, và bột này mua ở đâu, giá thành ra sao, sản phẩn ntn đã có ai làm thử chưa??
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
congkhanh
chào@thuongnguyet lau rồi o gập , bạn vân khoe và thành đạt chứ
 
congkhanh
lâu rồi không vào diễn dan binh luận nữa , sợ mất long nhau vào chỉ để coi thoi chứ o viết gì hết , khi nào có vô Sài Gòn phne mình 0908467250 uông cafe chơi
 
thuongnguyet
chào congkhanh, đúng là lâu rồi! Đợt trước có vào SG mua vật tư về học in lụa, muốn gặp congkhanh để học ít nghề nhưng không có số di động!
Lần sau vào SG nhất định sẽ tới gặp congkhanh! Mình rất thích cách in chuyển của congkhanh!
Thật sự rất vui vì anh em mình vẫn luôn nhớ đến nhau như vậy!Grin
 
thuongnguyet
hoc hoi kiem song đã viết:
@thuongnguyet nếu in áo đen khi rắc bột chuyển lên nên trộn thêm bột mực trắng rồi ép lên áo đen dc không nhỉ, và bột này mua ở đâu, giá thành ra sao, sản phẩn ntn đã có ai làm thử chưa??
Bột Titanoxit người ta bán tính bao bên vật tư in lụa, công thức hình như là T2O2 hay sao ấy? Còn gọi là bột tăng trắng! Giá cả thì rẻ rề! Còn được hay không thì thử mới biết!
Nhưng bạn nên lưu ý là nếu pha bột T2O2 với binder thì sẽ làm giảm lượng binder==>tức là giảm độ kết dính, nếu nhiều quá thì hình không dính bền, mà ít quá thì không trắng được (lý thuyết thôi nhé!), nhưng sao bạn không thử để xem có thể phát hiện ra điều gì không? Sự thành công và thất bại đôi khi có một biên giới rất mong manh!Pfft
 
thuongnguyet
Hoc hoi kiem song cũng có thể xem thêm bài viết của congkhanh rất rõ ràng và chi tiết phương pháp in lên vải đen, cũng trong chủ đề này luôn!Phục congkhanh thật! Bài viết của congkhanh làm mình mất 3 năm đấy!Grin
 
halaman
thuongnguyet đã viết:
congkhanh đã viết:
MÌNH CÓ VAI CÁI CHO CÁC BẠN XEM
kythuatin.com/hinhanh/4235_1240257833_congkhanh.jpg
kythuatin.com/hinhanh/4235_1240257858_congkhanh.jpg
kythuatin.com/hinhanh/4235_1240257876_congkhanh.jpg
kythuatin.com/hinhanh/4235_1240257893_congkhanh.jpg
kythuatin.com/hinhanh/4235_1240257915_congkhanh.jpg
kythuatin.com/hinhanh/4235_1240257930_congkhanh.jpg

Kỹ thuật cao thật! Mình thích mẫu thiết kế và kỹ thuật in!:w

hình đẹp lắm .nhưng congkhanh làm thêm vài cái áo có luôn cả hình chuyển về màu + với bản lót trắng đó cho mình xem được không?
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
halaman
Mình trước giờ làm bên may mặc , sử dụng in lụa bị hạn chế về màu sắc vài độ chuyển màu không cao.Trong thời gian tìm hiểu về công nghệ in chuyển cũng thấy hay hay nên muốn thử nghiên cứu nhưng chưa hiểu lắm!! nên có 1 số vấn đề muốn hỏi các cao thủ trên diễn đàn . a/e nào biết chỉ giúp nha!

1> mình thử in chuyển nhiệt trên vải poly 100% thì ok, tới 35/65 cotton thì màu sắc hơi nhạt đi, tới vải cotton 100% thì không còn đẹp nữa , vậy mình có cần hóa chất gì phủ lên giấy hoặc áo để tăng độ sắc nét như vải poly 100% không?
2> Còn trường hợp in trên áo màu tối thì mình làm sao để tạo bản lót trắng dưới hình chuyển ( dùng hóa chất gì) ví dụ :như mực trắng của máy in phun trực tiếp lên áo.
3> Trường hợp bí quá mình buộc sử dụng vài trắng để in chuyển khổ lớn để tạo màu cho áo luôn thì nên dùng dòng máy in chuyển nhiệt nào.

mong các bác chỉ giáo
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
innhiet
Nếu bạn dùng máy khổ lớn thì chọn máy in epson pro 7450,pro9450.....nhưng chỉ in được sl ít,và giá thành rất cao.
Bạn in sl nhiều thì liên hệ mình nhé
Chuyên in chuyển nhiệt áo thể thao,áo thun,vải không dệt,túi xách,khăn,áo gối...các loại in chuyển...số lượng lớn nhỏ
In logo,phù hiệu hs...
Cung cấp mực in offset chuyển nhiệt
Cty TNHH in & Thiết kế tạo mẫu in P.T.A
Dc:17 Lê Cao Lãng P.Phú Thạnh Q.Tân Phu
Spyke: ptaprinting
Hotline:0909 550 332
 
hahaha123
chào tất cả mọi người, bấy lâu nay em cũng rất thích in hình lên áo và quần jean.em từng làm in nhiệt và đã hiểu 1 vấn đề, dù mình có cải tiến như thế nào đi nữa cũng ko được vì đó là quy luật.

gần 1 năm nay em đã liên hệ bên hàn wuoc' sản xuất lớp caosu cao cấp chyên dành cho in áo + quần jean,( y như giấy in xong rồi cắt ép nhiệt rất đẹp và ko cẩn wan tâm áo thun màu gì chất liệu gì)giá =1/4 giá thị trường nên giá rẻ , dân ta làm gia công rất tốt.

mọi chuyện đã xong nhưng em chỉ chưa kím được lớp keo dán màng caosu vào vải áo thun. em đã kím rất nhiều nhưng ko có, em ngĩ bên in lụa có thể giúp dược, anh em nào có lòng xin giúp em dt 0938064819
thank
 
thuongnguyet
halaman đã viết:
Mình trước giờ làm bên may mặc , sử dụng in lụa bị hạn chế về màu sắc vài độ chuyển màu không cao.Trong thời gian tìm hiểu về công nghệ in chuyển cũng thấy hay hay nên muốn thử nghiên cứu nhưng chưa hiểu lắm!! nên có 1 số vấn đề muốn hỏi các cao thủ trên diễn đàn . a/e nào biết chỉ giúp nha!

1> mình thử in chuyển nhiệt trên vải poly 100% thì ok, tới 35/65 cotton thì màu sắc hơi nhạt đi, tới vải cotton 100% thì không còn đẹp nữa , vậy mình có cần hóa chất gì phủ lên giấy hoặc áo để tăng độ sắc nét như vải poly 100% không?
2> Còn trường hợp in trên áo màu tối thì mình làm sao để tạo bản lót trắng dưới hình chuyển ( dùng hóa chất gì) ví dụ :như mực trắng của máy in phun trực tiếp lên áo.
3> Trường hợp bí quá mình buộc sử dụng vài trắng để in chuyển khổ lớn để tạo màu cho áo luôn thì nên dùng dòng máy in chuyển nhiệt nào.

mong các bác chỉ giáo


Về vụ này thì mình có chút kinh nghiệm!
Bạn đang có trong tay những gì?
1.Máy in phun mực chuyển.
2.Giấy in chuyển TQ
3.Máy ép nhiệt.
4.Binder khô (bột ép nhiệt, mua bên in lụa, loại mịn)
Trước hết bạn phải test giấy trước đã, chấm tay vào nước rồi thoa lên góc tờ giấy in chuyển, nếu phát hiện có một mặt (thường là mặt láng) cho cảm giác nhớt tay, giống như bột bị thấm nước làm nhớt tay!
OK, giấy đó dùng được , và bạn sẽ in hình lên mặt giấy làm nhớt tay ấy nhé!
Giấy khi mới in xong, sẽ không khô liền nếu như bạn dùng mực in chuyển. Kéo tờ giấy đó đi qua lớp keo binder (bỏ trong cái máng) sao cho một lớp binder bám lên bề mặt hình in.
Để hình in lên áo, chỉnh nhiệt độ 165 độ, ép trong 45s.
Sau khi hình in nguội , rờ mà không nóng, đem áo đi giặt hoặc làm sao cho tróc hết lớp giấy là OK!
Note: Chỉ nên ép nhiệt một lần duy nhất, không ép 2 lần sẽ làm chai binder, hình in bị cứng.
Chỉnh sửa bởi thuongnguyet vào lúc 14-01-2012 19:32
 
langkhach
Topic này cũng có tuổi thọ vài năm rồi nhỉ các anh!? Trước hết phải vô cùng cám ơn anh thuongnguyet đã lập ra cái topic này.

Tình hình là em cũng đang muốn đầu tư vào lãnh vực chuyển nhiệt này. Đọc các bài chia sẻ của các anh, em cũng có chút kiến thức về in chuyển nhiệt. Em nhận thấy có nhiều người khuyên không nên chọn in chuyển nhiệt, một số khác thì nói ngược lại, điều này làm em có phần hoang mang. Wink

Em đã nghiên cứu thị trường nơi em sống, thấy có nhiều trường học... nên cũng ham hố bon chen vào lãnh vực này. Em dự định sẽ in áo thun, anh chị có nhiều kinh nghiệm có thể cho em một vài lời khuyên được không ạ? Một vài ý cần anh chị giúp đỡ:

1. Nên mua máy in, máy ép nhiệt nào? (Em muốn mua loại in khổ A3)
2. Dùng loại mực nào là hợp lý với tiêu chí kinh doanh? Thường thì 1 bộ mực sẽ in được bao nhiêu hình?
3. Liệu hình thức kinh doanh này còn tính khả thi trong thời điểm hiện tại? (Chỗ em chưa có ai làm).

Mong được anh chị tư vấn chút để em có thể mạnh dạn đập "con heo đất" ạ!
Grin
Chỉnh sửa bởi langkhach vào lúc 28-01-2012 05:18
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
PST_Trading
Dear Langkhanh
Mình nghĩ mình có thể giúp bạn. Cho mình số HP? hy vọng mình có thể tư vấn rõ hơn về in chuyển nhiệt. FrownFrownFrown
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
toi_tongdat
PST_Trading đã viết:
Dear Langkhanh
Mình nghĩ mình có thể giúp bạn. Cho mình số HP? hy vọng mình có thể tư vấn rõ hơn về in chuyển nhiệt. FrownFrownFrown

bác cho anh em mấy bức hình để tiện tham khảo đc ko???
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
langkhach
toi_tongdat đã viết:
PST_Trading đã viết:
Dear Langkhanh
Mình nghĩ mình có thể giúp bạn. Cho mình số HP? hy vọng mình có thể tư vấn rõ hơn về in chuyển nhiệt. FrownFrownFrown

bác cho anh em mấy bức hình để tiện tham khảo đc ko???


Sđt của mình: 0976633720
:t
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
doviethung
Xin chào mọi người. Em cũng in lưới lâu rồi nhưng chưa thử in discharge bao giờ mà search nhiều nơi mới thấy ở đây bàn về discharge.
E muốn hỏi ở Hà Nội thì có thể mua bột discharge ở đâu được? Và có nhiều loại bột (tính năng và chất lượng) khác nhau hay không ạ?
Em cảm ơn.
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
thuongnguyet
doviethung đã viết:
Xin chào mọi người. Em cũng in lưới lâu rồi nhưng chưa thử in discharge bao giờ mà search nhiều nơi mới thấy ở đây bàn về discharge.
E muốn hỏi ở Hà Nội thì có thể mua bột discharge ở đâu được? Và có nhiều loại bột (tính năng và chất lượng) khác nhau hay không ạ?
Em cảm ơn.

in discharge khác với in chuyển, nếu bàn về in discharge thì bạn có thể liên hệ với Tuấn 0909818443, chuyên về mực in discharge và mực wash.
Theo mình biết thì mực in discharge có 2 loại:
1.Mực in màu trắng: đây giống như trắng dẻo thông thường, có >70% bột trắng(đoán thế!Grin),pha thêm chút bột discharge là in luôn (5%)!
2.Clear: hay còn gọi là chướng in + thêm màu nước + bột discharge ===> in luôn
Cách sử dụng nói chung: phải sử dụng dẻo trắng (từ ngữ chưa hợp lý, vì mực này không dẻo) và chướng in clear chuyên dụng discharge
Khi sử dụng thì pha vào 5% bột discharge, và phải sử dụng trong vòng 24h!Trong quá trình sản xuất hàng loạt phải thông gió cho tốt, vì mùi mực này rất hăng gây khó chịu!
Bạn cứ liên hệ với Tuấn để được hướng dẫn kỹ càng hơn, Tuan đã gởi mẫu cho mình và phakhadi dùng thử, rất OK, đang đặt hàng để lấy lượng lớn đây!
 
Di chuyển nhanh đến:
Xử lý trang trong vòng: 0.26 giây
Diễn đàn đã có 79,370,495 lượt truy cập