Số người dùng online
· Khách: 2

· Thành viên: 0

· Tổng số thành viên: 54,416
· Thành viên mới đăng ký: Luuha69
Tuyển dụng - tìm việc
· Tuyển thợ phụ In OFFSET bao bì, decal, catalouge
· Công ty In Trân Phú tuyển thợ in offset
· Tuyển thợ in offset 4 màu
· Tuyển thợ in Ofset tở rời
· Cty in Thống Kê tuyển dụng
Quảng cáo của Google
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Chưa có tài khoản hả?
Nhấn vô đây đăng ký ngay .

Quên mật khẩu hả?
Xin cấp mật khẩu mới bằng cách nhấn vào đây.
Quảng cáo của Google
Banners
Xem bài viết
 In ra máy in toàn bộ chủ đề
Ứng dụng của "kỹ thuật in chuyển nhiệt"
thuongnguyet
Chào tất cả các bạn, những người đang có mong muốn đầu tư và đang đầu tư "Công nghệ in chuyển nhiệt", hôm nay mình nêu ra chủ đề này nhằm thảo luận về khả năng "ứng dụng của công nghệ in chuyển" vào cuộc sống, liệu công nghệ này có phù hợp với thị trường hiện nay không?Những sản phẩm nào có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng hiện nay?........Mình đang sử dụng công nghệ này, mình đã nhận thấy một số ưu và khuyết điểm, xin chia sẻ:
Ưu:
1.Chi phí đầu tư ban đầu không cao.
2.Giá thành nguyên vật liệu chấp nhận được.
3.Kỹ thuật in đơn giản.
4.Không yêu cầu số lượng nhiều.
5.Hình ảnh sắc nét, chất lượng cao, bền màu.....
Nhược:
1.Hiện tại chỉ áp dụng cho các SP thông thường:Ly sứ (chỉ có 1 khuôn cho 1 cỡ ly),áo (phải là áo trắng),gạch men(không biết để làm gì? và phải có hóa chất phủ).......
2.Mặt hàng có khả năng ứng dụng nhiều nhất là áo thì lại vấp một số vấn đề sau: vải phải trắng, vải có loại in đẹp và bền màu, có loại không ăn màu và giặt một lần là đi hết.....
Hiện tại với khả năng nhìn nhận của mình thì thị trường dành cho "công nghệ in chuyển nhiêt" là rất nhỏ bé(nghe nói đã có cách khắc phục các nhược điểm trên, nhưng phải chuyển giao công nghệ),Các bạn trên diễn đàn có thông tin hoặc ý tưởng gì hay xin trao đổi để có thề tìm một hướng ra cho công nghệ này!
 
thuongnguyet
okay! Mình sẽ nêu những điều căn bản lại (vì đã có người nói rồi), bạn sẽ cần các vật tư sau:
1.Mực in nhiệt
2.Giấy chuyển nhiệt
3.Máy ép nhiệt
4.máy in phun.
xong, còn về kỹ thuật in thì quá đơn giản, "bạn mua các vật tư trên,quan trọng nhất là máy ép nhiêt, rồi hỏi!"Người bán không dấu bạn đâu!he he!
Nói vậy thôi, kỹ thuật in là đơn giản chỉ phụ thuộc 3 yếu tố: Thời gian & nhiệt độ&vật liệu in, 2 yếu tố này sẽ thay đổi khi chất liệu bạn cần in thay đổi, mặt khác sự chính xác của máy ép nhiệt (nhiều nhất), mực nhiệt(nhỏ nhất), giấy in chuyển(cũng khá quan trọng) chỉ là tương đối, nên chỉ có kinh nghiệm là hỗ trợ bạn nhiều nhất thôi, ngay cả người bán cũng không hỗ trợ bạn nhiều lắm đâu....
Nguyên lý:mực in====>giấy in====>vật liệu in + thời gian + nhiệt độ===>mực in sẽ nằm trên vật liệu in====>finish
Vì vậy đừng ngại khi thử nghiệm và nghiên cứu để cho một sản phẩm đẹp.
Tóm lại kỹ thuật là thứ yếu, quan trọng nhất là sản phẩm bạn làm ra.......có được thị trường chấp nhận không?hãy nghiên cứu thị trường tại địa phương của bạn trước khi đầu tư......

 
ngoc_glass
Chào bạn thuongnguyet!
Khi mình in nhiệt lên vải trắng rùi thì lại vấp 1 vấn đề là sản phẩm muốn ủi lên áo thì phải dùng keo gì vậy?? Như khi in phù hiệu cho học sinh >> khi in xong >> học sinh đem về nhà ủi vào áo thì phải dùng keo loại gì để tráng vậy. Cám ơn bạn trước nha

 
thuongnguyet
Phương pháp bạn đang thực hiện là như thế nào?Mình chưa hiểu?Có phải là bạn in lên một miếng vải trắng, và bạn muốn dán miếng vải đó vào áo?Nếu như vậy thì mình bó tay!Bởi mình chưa làm theo phương pháp này!Trừ khi bạn có một loại keo đặc biệt , có thể dán cái phù hiệu đó lên áo mà không gây bong tróc hoặc để lại dấu vết (làm mất thẩm mỹ), phương pháp hiện tại của mình là in trực tiếp lên áo luôn! Vừa đẹp lại khó bong tróc (Với điều kiện loại vải mà bạn muốn in phải tương thích với mực nhiệt),Nếu bạn không có loại keo nào để dán lên áo thì cách tốt nhất là bạn may lên áo(có thể may tay, hoặc may bằng máy, miễn sao đẹp thì thôi!)
 
buocchangiangho
Mình chỉ biết "sơ sơ" về in truyền nhiệt: và theo mình biết thì: có thể truyền mực trực tiếp hay gián tiếp lên bề mặt vật liệu trung gian(có thể là giấy có bề mặt dễ bám mực ) và sau đó ta có thể ép vật liệu trung gian này lên trên bề mặt vật liệu chính. Và có thể in chồng màu rất tốt trên vật liệu trung gian, vậy thì hình ảnh trên vật liệu chính sẽ rất tốt(nếu in trên vải...)nếu sử dụng phương pháp này in trên vải, ly...thì thiết bị ép sẽ như thế nào (mình đã biết cấu tạo và cách hoạt động của máy ép cho vật liệu chính là giấy)
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
thuongnguyet
Hiện tại có 4 loại thiết bị ép nhiệt dành cho 4 sản phẩm đặc trưng khác nhau:
Máy ép phẳng, máy ép mũ, máy ép ly, máy ép dĩa....
Về mặt nguyên lý hoạt động và cấu tạo là như nhau, chỉ khác nhau ở "khuôn ép nhiệt", đặc trưng của "in chuyển nhiệt" là "áp lực mạnh" và "nhiệt độ cao" phải tác dụng đều lên bề mặt vật liệu, vì vậy khuôn ép phải được thiết kế sao cho "khả năng tiếp xúc của giấy in " lên "vật liệu in" là tối ưu nhất.
Sản phẩm đẹp hay không ? Phụ thuộc vào cái gì thì bạn đã hiểu?
Bề mặt vật liệu tương ứng:
Máy ép phẳng: Áo, Gương, Gạch men, Gỗ, mica....
Máy ép ly: ly sứ, ly thủy tinh...phải cùng kích cỡ với khuôn...
Máy ép mũ : chỉ dành cho mũ vải, có thể ép các loại mũ lữoi trai....Đừng ép mũ cối với mũ bảo hiểm nhé....
Máy ép dĩa: dành cho dĩa và chỉ có 1 khuôn nhất định...
HIện tại mình chỉ biết tới đó, hy vọng sẽ có ý tưởng mới dành cho công nghệ này...VD: in ly sứ (làm sao để khách hàng thích in hình lên ly?), In hình lên aó (khách hàng thích in hình gì?_.....
 
xinhocnghe
Trong in chuyển nhiệt có 2 việc mà các bạn vẫn còn nhầm tí chút:
1/ giấy nào cũng dùng để chuyển được, không cần thiết phải là giấy chuyển nhiệt ( chỉ mắc tiền thôi chứ chất lượng không cao hơn), tôi dùng giấy Bãi Bằng vẫn tốt..
2/ Ly và đĩa không hẳn chỉ có một cỡ khuôn. Với bề mặt gồ ghề vẫn in được.
Chỉ có nhược điểm là trên các loại vật liệu như gạch men, ly thủy tinh độ bền không cao ( nhất là trong môi trường bị nắng chiếu). In trên vải và áo màu vẫn được và không cần thiết phải dùng máy ép, chỉ cần xài bàn ủi, vừa nhanh vừa đẹp.
 
kily
@xinhocnghe : Chắc bạn hơi nhầm 1 chút về cái gọi là công nghệ in chuyển nhiệt . Bạn nói giấy nào cũng in chuyển được , chỉ áp dụng cho những hình ảnh hoặc chữ có độ sắc nét không cao , bạn thử lấy giấy bãi bằng mà ép chuyển hình mặt người lên xem có đẹp không ! Còn vụ gạch men thì bạn xài mực loại nào nó ra chất lượng như thế thôi . Áo màu thì bạn xài với hình nhỏ hơn cái bàn ủi thì nghe còn có lý , hình cần ép to gấp 2 cái bàn ủi mà bạn vẫn nhất quyết xài cái bàn ủi thì tôi xin vái bạn làm sư phụ ! Đấy là chưa kể xài bàn ủi chưa chắc bạn khống chế chuẩn thời gian + nhiệt độ !
 
betam
kily đã viết:
@xinhocnghe : Chắc bạn hơi nhầm 1 chút về cái gọi là công nghệ in chuyển nhiệt . Bạn nói giấy nào cũng in chuyển được , chỉ áp dụng cho những hình ảnh hoặc chữ có độ sắc nét không cao , bạn thử lấy giấy bãi bằng mà ép chuyển hình mặt người lên xem có đẹp không ! Còn vụ gạch men thì bạn xài mực loại nào nó ra chất lượng như thế thôi . Áo màu thì bạn xài với hình nhỏ hơn cái bàn ủi thì nghe còn có lý , hình cần ép to gấp 2 cái bàn ủi mà bạn vẫn nhất quyết xài cái bàn ủi thì tôi xin vái bạn làm sư phụ ! Đấy là chưa kể xài bàn ủi chưa chắc bạn khống chế chuẩn thời gian + nhiệt độ !

đừng phủ nhận kinh nghiệm cua người khách mà tiếp thu được gì cần thì ......
giấy gì chuyển cũng được cả nhưng phải đảm bảo là giấy sạch chưa qua sử dụng. mực chuyển tuy mắc nhưng chất lượng do ta quyết định thôi
như bạn muốm màu xậm một chút thì cho lửa già vậy.với chiếc bàn ủi được cải tiến đế nhôm bạn chỉ cần cố định phoi và điếm đế 120 theo nhịp thở là chuyển có hình rùi. còn đẹp hay xấu là do kinh nghiệm đó bồ
 
xinhocnghe
@ kily: Tôi không muốn làm sư phụ (giống behe lắm) nhưng nếu cần tôi ủi cho bạn coi ( đã từng ủi hình người khoảng A4 lên áo) lớn hơn thì máy in không in được (tôi xài máy C67). Còn độ sắc nét , có ai in hình nhòe nhòe để ăn tiền được không?.Xin nói thêm một chút về cách ủi: Sau khi định hình lên áo, ủi xoay đều trên khắp hình, tay trái giữ hình, thỉnh thoảng hé giấy ra xem hình chuyển đều chưa (cái này thì cần nhờ con mắt nhìn). Ok. Còn vụ giấy betam đã nói hộ. Thích thì làm thử, còn không, tôi không nói đó là điều bắt buộc
 
inkythuat
à ! nhờ bác thuongnguyet cái nghen ! mình có cái mũ bảo hiểm màu trắng . định in hình hoa lá cành vào đó cho đẹp . không biết in chuyển nhiệt có được ko !
được thì qua đó liền . hi hi hi :z
PhongThienVy
sửa mẹ là sửa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và ....bố đứa trẻ
 
thuongnguyet
Bac inkythuat vui tinh qua!Tiếc là em chưa có máy ép nhiệt lên mũ bảo hiểm, chà ! không biết có ai dám đầu tư nghiên cứu chế tạo ra sản phẩm này không?Bây giờ 60% dân số Việt Nam đội mũ bảo hiểm, tương đương 44Tr dân (30% đi xe nôi,10%đi bộ), chỉ cần in cho 1% tương đương 440,000 mũ bảo hiểm thì?.........giàu chết mất(giá in 1000VND), trời làm xong cú này.....tui bỏ nghề đi du lịch luôn....
 
thuongnguyet
To xinhocnghe(minh thấy bạn đã có nghề rồi, cần gì học nữa?)
1.Mực in: bạn đang dùng mực gì? MÌnh đang xài mực Dura, chưa tiến hành thử nghiệm với nắng gió, chỉ thử với xà bông và nước, kết quả.....còn tùy vào loại vải...nếu mực và vải tương thích===>màu đẹp và giặt không bay!
2.Vải in: Bạn có thể in chuyển nhiệt "trực tiếp" lên vải màu đen! Đừng nói là bạn đang xài "decal nhiệt"?Bởi chỉ có cách này mới in được thôi, vải màu nhạt thì mình còn chấp nhận, chứ màu sậm thì mình không tin....không tin...Theo nguyên tắc chồng màu thì điều đó là không thể...không thể....Đó cũng là bài học xương máu của mình đó....hic..
3.In bằng bàn ủi: mình rất phục bạn bởi cách in bằng bàn ủi? nhưng bạn có thể in 50-100 cái áo mà không có một chút sai sót nào?Hơn nữa không phải ai cũng có "hoa tay" như bạn đâu?Tóm lại! Nếu không có khả năng về tài chính hoặc muốn tiết kiệm thì nên"rèn tay nghề bàn ủi", còn nếu muốn tiết kiệm thời gian và tránh sai sót thì nên sử dụng "máy ép",bạn vẫn có thể đặt làm một máy ép nhiệt với giá thành khoảng 2Tr mà!
4.In đĩa và ly: mình chưa bao giờ sử dụng máy in đĩa, nên không biết cấu tạo khuôn như thế nào để có thể in được nhiều loại đĩa, mong xinhocnghe chia sẻ ít kinh nghiệm.
Còn in ly,mình chỉ có 1 khuôn dành cho ly sứ và thủy tinh đường kính 8mm, không in được ly uống cà fe, hay in cái ca đựng nước 18mm....
Còn rất nhiều thứ liên quan đến công nghệ in nhiệt mà không phải ai cũng biết! Và topic này lập ra nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, Mỗi người đều có chính kiến của mình, hãy chia sẻ để làm giàu kiến thức cho nhau, phản biện và tranh luận là phải có lý lẽ có thử nghiệm mới có khả năng thuyết phục,"lời nói chẳng mất tiền mua" .........
 
NQuynhAnh
các bác cho em hỏi cái vụ này có phải chính là in ảnh lên bia đá để ở ngoài mộ không?
 
thuongnguyet
MÌnh không rành vụ này lắm, nhưng in hình lên bia mộ có nhiều phương pháp lắm, trong đó có in lụa!, in chuyển nhiệt thì chưa có ai thử nghiêm độ bền màu!
 
xinhocnghe
To thuongnguyet: Cám ơn bạn quá khen. Nhưng còn nhiều cái phải học lắm. Tôi đã học được rất nhiều từ diễn đàn này,Xin trả lời về các ý kiến của bạn:
1/ Tôi xài mực gì không rõ (thật đấy chỉ biết là mực dầu, của Hàn Quốc mua ở Cty Ngo Anh. Xài thấy được, giặt vô tư, nắng gió chưa thấy phai (khoảng 5 tháng rồi).
2/ Đúng như bạn nói, chỉ in trực tiếp lên vải màu sáng . Riêng màu sậm (đặc biệt là đen ) thì phải thêm 1 công đoạn là in lụa một lớp keo trắng theo khuôn hình lên vải trước, Phải nói thật sự là hình cũng chỉ tương đối thôi. (Vì màu trắng cũng chỉ nhờ nhờ. (Riêng tôi gặp khách muốn in trên màu đen thị cứ đưa mẫu trước, nếu đồng ý mới in nhưng thường thì khách chuyển ý in sang vải hoặc áo màu sáng.
3/ Tôi mua máy ép ly và phẳng (in áo, gạch, gỗ v.v...) từ đầu khi mới học làm , nhưng lâu quá, vả lại bạn căn hình lên áo và đưa vào máy ép cũng dễ lệch hơn khi căn tự do trên bàn để ủi (tôi thiết kế một vài bàn để ủi theo khuôn riêng). Bảo đảm làm nhanh hơn và chính xác hơn. Chưa kể đến ép bằng máy ép khoảng 10 cái độ nóng của máy đã lên cao trong khi đang căn hình đã có chiều muốn lem. (Có thể tôi căn trên máy vụng ?). Hiện tôi chỉ dùng máy khi in gạch hoặc gỗ. Một bất tiện nữa mà bạn cũng biết đó là ly và dĩa chỉ có một khuôn, gặp khác size là HU HU...
4/ Trường hợp trên sản phẩm gồ ghề, lồi lõm không dều, hoặc ly có nhiều khổ, tôi sử dụng vải chịu nhiệt quấn, ép ( tùy trường hợp) sau đó cho vào lò nung. Bạn thử đi... chất lượng lắm, chỉ có điều phải thử trước vài món mẫu để xác định nhiệt độ. Theo cách này tôi đã làm được trên dĩa vỏ sò, gạt tàn thuốc, ấm trà, bình hoa lượn sóngv.v... (học công nghệ này hết 2 chai đấy).
Vài kinh nghiệm của tôi xin trao đổi. Mong sự chỉ giáo của các bạn.
 
kiet 50
Chào các bạn. Tôi đang xài mực DURA brite Ultra chính hãng của ESPON dùng cho máy in C87
Đây có phải là mực chuyển nhiệt như các bạn nói không
Thân chào.
 
xinhocnghe
Hiệu mực là gì thì tôi chịu thua. Khi mua chỉ báo nơi bán là mua mực in chuyển nhiệt. Mua theo 100 cc nên không để ý nhãn mực.
 
kiet 50
Chào Bác Xinhocnghe bác ủi như thế nào chứ tôi ủi tiêu 1 cái áo rồi
nhưng rẻ thôi áo thun 3 lỗ cotton có chuyển lên hình bàn ủi màu nâu rất đẹp Hi hi
chào
 
xinhocnghe
Khi ủi lúc đầu để bàn ủi ở mức silk, khoảng 2 phút sau tăng lên cotton ủi thêm khoảng 1 phút nữa hé giấy .hình ra xem . Nếu chỗ nào hơi mờ thì đẩy thêm một chút là OK. Cái chính là chớ để bàn ủi ở chế độ nóng quá. Và không để chết bàn ủi một chỗ. Bàn để ủi lót vải mỏng thôi. hình không bị lún.
 
Di chuyển nhanh đến:
Xử lý trang trong vòng: 0.20 giây
Diễn đàn đã có 81,223,264 lượt truy cập