Số người dùng online
· Khách: 2

· Thành viên: 0

· Tổng số thành viên: 54,416
· Thành viên mới đăng ký: Luuha69
Tuyển dụng - tìm việc
· Tuyển thợ phụ In OFFSET bao bì, decal, catalouge
· Công ty In Trân Phú tuyển thợ in offset
· Tuyển thợ in offset 4 màu
· Tuyển thợ in Ofset tở rời
· Cty in Thống Kê tuyển dụng
Quảng cáo của Google
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Quên mật khẩu hả?
Xin cấp mật khẩu mới bằng cách nhấn vào đây.
Quảng cáo của Google
Banners
Xem bài viết
Diễn đàn kỹ thuật in Việt Nam » Kỹ thuật in ấn & thành phẩm » Kỹ thuật in lụa
 In ra máy in toàn bộ chủ đề
Mực in vải
ngan187
Nội dung bài là một số gợi ý và hướng dẫn chung. Các bạn xem và góp ý nhé.

http://kythuatin....I-2002.pdf
Chỉnh sửa bởi khoalt vào lúc 23-06-2006 03:29
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
vanquan
Bạn cho mình hỏi:
- Dùng mưc gì và cách pha in được hoa văn dẻo dai như cao su với!

Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
xstt
Cảm ơn bác vì tài liệu rất hữu ích này.
Hi vọng có nhiều bài viết bổ ích của bác.
In nhanh lấy ngay - Thiết kế miễn phí .v.v...
HP#098 999 3959 * E: cheban.hanoi@gmail.com
 
harrytran
Mình đã từng đọc bài này, biên tập rất tốt, người biên tập phải là người có kinh nghiêm và tâm huyết lắm mới làm được việc này , xin cảm ơn bạn ngan187 , mình cũng xin góp 1 tý về bài của bạn hy vọng rằng nó sẽ làm bài viết của bạn dễ hiểu hơn:
- như trang 3 phần Các chất phụ gia cho mực in
ban có viết : " màu mực in: mực pigment và các chủng loại khác
chướng nước: màu trung gian và chất độn "
nếu ghi như vậy thì một số người đọc chưa có kinh nghiệm về nghành sẽ hiểu sai tác dụng của nó, chẳng lẽ chướng nước và màu mực in là như nhau sao?
mình xin sửa lại : " chướng nước: bao gồm chướng( chất làm đặc) + nước + chất phụ gia (chất độn) "
- ở trang 6 phần thực hiện
1 lần nữa đã cho thấy bạn có sự lung tung ở chổ chướng nước, cách đọc của bạn có vấn đề, chướng chỉ là chất làm đặc, còn chướng nước tức là dung dich nước sau khi đã làm đặc bằng chướng,
mình xin ghi lại phần này để các bạn chưa hiểu có thể hiểu rõ hơn
- chướng : 100g
- nước : 500cc- 1000cc
( theo định lượng trên ta co tỷ lệ 1:5-10 tức là 1 chướng thì pha được 10 nước)
- tổng số chướng nước sau khi pha sẽ là 100%
- màu in :20%
- pinder: 20-30%

tương ứng với công thức trên ta có thể làm ví dụ :
muốn pha 20kg mực in ta sẽ có:
- số chướng cần = 20/10= 2kg
- số nước = 2x10 = 20kg
- màu in(20%) = 20x20/100=4kg
- pinder (30%)= 30x20/100=6kg
 
harrytran
vanquan đã viết:
Bạn cho mình hỏi:
- Dùng mưc gì và cách pha in được hoa văn dẻo dai như cao su với!


có 2 cách
1. dùng pigment người ta hay gọi là mực dẻo, để pha loại này yêu cầu bạn phải có 2 chất cơ bản, và pinder ( vì pigment là loại không có khả năng tạo liên kết xơ vải)
- bóng dẻo
- dẻo trắng
để cho hình có độ mịn và mềm mại thì tỷ lệ bóng dẻo sẽ > hơn tỷ lệ dẻo trắng
còn ngược lại để có độ trắng sáng và cứng thì tỷ lệ dẻo trắng sẽ > tỷ lệ bóng dẻo.
2. dùng mực plastisol : bạn có thể in trên mọi chất liệu mà không phải lo về vấn đề độ bền của mực. plastisol thì yêu cầu bạn phải có tối thiểu 2 loại sau
- plastisol nền ( thịt của mực)
- plastisol màu
để có được độ bám của mực plastisol thì bạn phải gia nhiệt cho nó ở nhiệt độ tối thiểu là 150oC.
chúc các bạn thành công.
 
vanquan
Cảm ơn ngan187 về tài liệu và
Cảm ơn harrytran đã giúp đỡ!
- Mình đang ở HN lên phố mua được platisol màu và một chất gọi là "cao su"( bột nhão trắng trong) . Vậy cao su đó có phải là Platisol nền không?

Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
harrytran
cái chất mà bạn mua được có tên gọi là "cao su" ấy mình chẳng dám khẳng định là chất gì cả, vì chẳng thấy mặt mũi nó, mà tên gọi thì nghe cũng mơ hồ quá, với 2 yếu tố đó mình nghĩ rằng chắc là nó thuộc hệ pigment quá vì cảm giác rằng bạn đã không rành mà người bán hàng còn chẳng biết gì cả, thì làm sao biết đến loại cao cấp plastisol?
mình cho bạn một số cách phân biệt pigment và plastisol
1. hệ pigment : khi sờ vào cảm giác giống như hồ (dán), dể dàng chùi rửa bằng nước,
2. hệ plastisol : độ đặc rất cao thậm chí bạn có thể dốc ngược hũ đựng mực xuống đất mà không sợ đổ mực ra ngoài, sờ vào cảm giác giống keo, chùi rửa rất khó vì mực in có gốc dầu nên rửa nước không được.
 
ngoc_glass
@ harytran: Xin hoi? bạn mực plastisol có thêm chất phụ gia gì không?? Máy nào để làm khô mực plastisol vậy bạn?? Sấy nhiệt độ cao quá mình sợ cháy áo khách hàng quá. Vì mới dùng thử chưa có kinh nghiệm. Mong bạn chỉ giáo thêm.:t:t
 
harrytran
về chất phụ gia thì có các loại tiêu biểu
1. chất làm lỏng plastisol ( bạn có thể in mực plastisol giống như mực nước có pha thêm dẻo pigment)
2. chất làm đặc (tăng độ đặc cho mực để hổ trợ cho in cao)
3. Chất tăng bám ( để gia tăng khả năng bám khi có yêu cầu wash nặng, như enzime, và stone wash)
về nhiệt độ sấy
thì các bạn phải lưu ý đến nhiệt độ cơ bản sấy là tối thiểu 150oc, và thời gian lưu nhiệt độ trên vải
nếu các bạn kiểm soát được việc đó thì dù có dùng 200oc vải vẫn không cháy, hoặc dùng hơi quá nhiệt ( hơi nước) thì thời gian lưu có lâu đi chăng nữa vải vẫn không bị phá hủy do tác động của nhiệt độ.
về máy sấy thì có 2 loại
1. dùng máy sấy phổ thông, sấy tóc, máy sấy băng tải, máy sấy bàn... dùng hơi khô, tức là nhiệt độ được lấy trực tiếp từ việc đốt nóng, như dây tóc ...vv
2. dùng nhiệt độ từ đèn hồng ngoại đây là cách hữu hiệu nhất, và triệt để nhất, nhưng nó chỉ nên được thực hiện ở công đoạn hoàn tất.
Chỉnh sửa bởi harrytran vào lúc 10-10-2009 23:44
 
lehoainam
Cảm ơn bạn Harrytran đã đóng góp cho diễn đàn nhiều kiến thức bổ ích. Cảm ơn bạn Ngan187 đã cung cấp cho diến đàn tài liêu thật quý giá. Theo mình thì trên thị trường người ta thường phân biệt 2 loại chướng khác nhau là chướng nước và chướng dầu. Chướng nước dùng để pha độn cho hệ mực nước (có nơi gọi là hồ nước, ví dụ như Lutexal T130). Chướng dầu dùng để pha độn cho hệ mực dầu hoặc lưỡng tính, loại chướng này có khả năng trùng hợp trong môi trường dầu ( ví dụ CMC ngọt ).Khi đi mua nếu người mua chưa có kinh nghiệm chỉ nói là mua chướng thì người bán hàng dẽ bán nhầm một trong hai loại trên. Mong các bạn đón nhận thành ý của mình.
 
harrytran
Wow mình lick cho bạn 1 điểm cảm ơn! một sự bổ xung cho khiếm khuyết của bài tổng hợp mực in của bạn ngan187 là chưa phân biệt ra 2 loại chướng, mình xin trích dẫn lại và để cách bạn nào đang có ý định trao dồi kinh nghiệm thêm thì nên lưu ý vấn đề này
lehoainam đã viết:
Theo mình thì trên thị trường người ta thường phân biệt 2 loại chướng khác nhau là chướng nước và chướng dầu. Chướng nước dùng để pha độn cho hệ mực nước (có nơi gọi là hồ nước, ví dụ như Lutexal T130). Chướng dầu dùng để pha độn cho hệ mực dầu hoặc lưỡng tính, loại chướng này có khả năng trùng hợp trong môi trường dầu ( ví dụ CMC ngọt )..
 
bluetango
Cám ơn bạn "ngan187" qua bài viết của bạn đả cho mình được 1 số kiến thức về cách pha mực cho in vải và áo thun. Tuy nhiên mình có 1 số thắc mắc xin hỏi bạn ở trang 6 phần Công Thức 2, " sao nước với dầu lại có thể trộn lộn với nhau được "
Theo mình biết thì mực in lụa chia ra 2 hệ khác nhau rỏ ràng. Mực Nước thì phải chụp bảng lụa bằng keo chụp hệ nước, mực dầu thì chụp bảng bằng keo hệ dầu. Nếu đem Mực Dầu mà kéo trên bảng lụa chụp keo hệ Nước (hay ngược lại) thi sẽ làm bể bảng. Với lại Dầu với Nước trộn lộn với nhau nó đâu có hòa tan.
Mình thắc mắc chổ này xin bạn giải thích dùm.
Cám ơn bạn nhiều lắm.
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
harrytran
Cách đây chừng 10 năm ở saigon, các nhà in nhỏ vẫn dùng cách pha trướng nước cho hệ in nước, bằng cách pha trướng với dầu hôi, thời đó sau khi in xong bán thành phẩm phơi trên dây còn nhỏ dầu tùm lum trông rất mất thẩm mỹ, nhưng cách này giờ đây đã khá lỗi thời và dường như chẳng còn mấy ai dùng đến nó nữa, co thể bạn ngan187 chỉ là đang Tổng hợp cách pha trướng nước mà thôi, mặc dù đúng là theo như lời bạn nói " cách pha như vậy sẽ làm tổn hại đến bảng lụa vì không nhất quáng dầu hay nước", nhưng mình nghĩ với 1 lượng dầu hôi ít thì nó cũng không phá hủy đáng kể đến bảng lụa.
 
kloan
Bạn Harrytran làm ơn cho mình biết chất tăng bám để in vải bằng màu+chướng nước + bin+ tăng bám với, mình thấy nói pha thêm msifai(hay msifơ) gì đó có đúng không. bạn chỉ cho mình cach pha với, dùng hóa chất gì, tỷ lệ để pha, và tỷ lệ trong hồ in. Xin chân thành cám ơn.:t
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
vnamhamto
wow,thật là tuyệt. Tài liệu các bạn hữu ích thật, mình đọc và cũng đã làm thử. nhưng có vài vấn để xin bạn Harrytran júp đỡ cho mình với. Mình in trên vải thun coton 100%, nhưng khi rửa thì bị bay mau hết trơn, chắc tỷ lệ pha màu không đúng phải không bạn.vậy phải dùng loại mực nào và các chất phụ gia nào xin bạn giúp đỡ cho mình với.:t
 
harrytran
Gửi 2 bạn Kloan và vnamhamto, về công thức tỷ lệ pha chế mình đã viết từ bài thứ 1 trong topic này rồi, nếu các bạn muốn nghiên cứu kỹ thì cứ đọc lại bài viết đó, riêng về phần tăng bám thì minh xin nói thế này đây không phải là chất "msifai(hay msifơ) " mà là Fixer (tên gốc tiếng anh có nghĩa là chất cố định, hay tăng bám)
Về cơ chế thì mình xin giải thích thế này, vì hợp chất chướng nước và màu, hoàn toàn không có khả năng tạo liên kết bền vững với vải Cotton(các xin bạn xin lưu ý là trong trường hợp này tổ hợp chất của mực in chỉ áp dụng đúng khi in lên vải Cotton mà thôi), giữa chúng với vải chỉ có 1 lực liên kết duy nhất là lực liên kết hydro, nhưng mặt khác Pinder lại có khả năng tạo liên kết hóa học cao phân tử, giống như 1 tấm lưới bao trùm lên các hạt màu trực tiếp và gắn chúng vào vải, về nguyên tắc chỉ có liên kết hóa học mới tạo được liên kết bền vững nhờ vào sự thay đổi các nhóm chức của chúng, pinder hoàn toàn có khả năng hòa tan vào trong dung dich nước và màu trực tiếp, thế nên ==> tổ hợp màu trực tiếp +chướng nước +pinder hoàn toàn có khả năng tạo liên kết hóa học.
Nếu như các bạn sử dụng các loại Pinder tốt như của các hãng, Dystar, hay Cibar thì chắc không cần đến chất cầm màu làm gì, nhưng do các loịa pinder ngày nay đang lưu hành trên thị trường chủ yếu có xuất sứ không rõ ràng và đa số là nhập từ trung quốc về nên có chất lượng không tốt, để gia cố (tăng bám) cho tổ hợp chất màu, các bạn phải sử dụng thêm Fixer tỷ lệ cho vào từ 5-10% khối lượng màu và trướng.

Chúc các bạn thành công.
 
lehoainam
Theo kinh nghiệm thực tế của mình thì Fixer cũng chỉ là chất cầm màu và ổn định , thường dùng cho in vải cotton (không có khả năng tăng bám) . Thường thì độ bám của Fixer (GF 40 chẳng hạn) kém hơn các loại Binder (816 hay 601) nếu cùng in trên các bề mặt vải có hàm lượng cotton cao. Còn in trên các bề mặt vải có hàm lượng polyester cao thì độ bám của Fixer không bằng. Chính vì thế mà giá bán của Fixer thường thấp hơn Binder. Trong trường hợp Binder có chất lượng không tốt do nhiều lý do thì Fixer cũng có thể có chất lượng không tốt do nhiều lý do, việc cho thêm Fixer lúc này rất ít tác dụng. Điều quan trọng là các bạn phải tìm cho mình nhà cung cấp hóa chất ổn định và có uy tín.
 
vnamhamto
cảm ơn bạn rất nhiều nha Harrytran, mình muốn tìm nơi học in nhưng chẳng biết tìm đâu cả, may mà nhờ có các bạn. CoolCool
 
harrytran
Bạn lehoainam mình chưa hiểu chổ này của bạn viết

Theo kinh nghiệm thực tế của mình thì Fixer cũng chỉ là chất cầm màu và ổn định , thường dùng cho in vải cotton (không có khả năng tăng bám)

bạn hãy giải thích cho mình sự khác biệt giữa chất cầm màu và tăng bám ?, theo bạn thì không cần chất cầm màu Fixer mực in có thể liên kết với vải được không?

Mình xin nói bạn rằng chất cầm màu và chất tăng bám chúng chỉ là một và cách đọc của chúng khác nhau là do người ta không nhất quáng về cách gọi mà thôi, Về nguyên tắc thì không cần chất cầm màu hay tăng bám gì thì tổ hợp chất của mực tin ( chướng nước+ phẩm màu trực tiếp + pinder) cũng đủ để sử dụng in rồi,việc cho thêm Fixer là do mong muốn của nhà in có được một hợp chất mực in bền chắc hơn,cũng giống như việc chụp một bảng lụa vậy, người ta không cần bôi thêm nước cứng thì bản lụa vẫn có thể in được và nếu chât lượng keo chụp tốt thì bảng lụa cũng rất bền rồi, vậy thì nước cứng ở đây có phải là chất tăng bám hay không?, ==>Fixer là chất gì?

Bạn còn có nói
nếu cùng in trên các bề mặt vải có hàm lượng cotton cao. Còn in trên các bề mặt vải có hàm lượng polyester cao thì độ bám của Fixer không bằng. Chính vì thế mà giá bán của Fixer thường thấp hơn Binder

Mình thì lại không cho là như vậy bạn à, vì polyester là một loại xơ tổng hợp (chúng được tổng hợp từ các chất có nguyên tố C, H, O), theo công nghệ vật liệu dệt thì xơ polyester là loại xơ ghét nước khả năng thấm hút và trương nở của chúng trong môi trường nước là rất kém, do đó người ta đã xếp polyester vào nhóm thuộc loại không có khả năng liên kết hóa học, trong khi đó pinder và Fixer là các chất dựa theo nguyên tắc phản ứng hóa học bằng các lực hydro và van der van, thì việc bạn nói rằng in trên các bề mặt vải có hàm lượng polyester cao thì độ bám của Fixer không bằng là điều dễ hiểu, nhưng Binhder lại cho độ bám cao hơn thì mình cho rằng đây là một sự giải thích không có cơ sở, về nguyên tắc thì mực Pigment (dẻo) và trực tiếp (in nước) không có khả năng bám trên vải polyester và vải pha Polyester có bám chăng là bám trên phần vải Cotton pha mà thôi, chỉ có loại mực in phân tán (tên nguyên thủy tiếng anh là Disperdye) mới có thể bám chắc trên vải polyester, do nó không dựa vào các lực liên kết Hydro và van der van mà dựa vào Kích thước phân tử siêu nhỏ của mực phân tán khoảng 0,3 Micromet, sau khi được gia nhiệt chúng sẽ đi sâu vào trong mao quản của xơ, ứng dụng chất này thường chỉ phổ biến ở nghành in vải cây.
 
lehoainam
Thân chào harrytran và các bạn trên diễn đàn. Rất vui vì bạn đã quan tâm đến thảo luận của mình. Xin giải thích với bạn như sau : Binder hay Fixer (tiếng Anh là gắn kết) chỉ là chất cầm màu, chất trung gian tạo nên liên kết giữa các hạt pigment và sợi vải. Độ liên kết này bền chặt đến đâu phụ thuộc vào thành phần bề mặt in, tỉ trọng, chất lượng của Binder hay Fixer và kỹ thuật gia cố sau in. Bạn có viết rằng : .... Chất tăng bám ( để gia tăng khả năng bám khi có yêu cầu wash nặng, như enzime, và stone wash)......riêng về phần tăng bám thì minh xin nói thế này đây không phải là chất "msifai(hay msifơ) " mà là Fixer (tên gốc tiếng anh có nghĩa là chất cố định, hay tăng bám).....
Giải thích như bạn khiến mọi người dễ hiểu nhầm rằng Fixer là một chất trợ đặc biệt khi cho nó thêm vào hỗn hợp mực in thì SP có khả năng chịu được sự tàn phá cao sau tác động của giặt tẩy bằng hóa chất, giặt mài….nhưng thực tế không phải vậy, nếu bạn làm nhiều hẳn bạn cũng công nhận với mình điều này. Bạn đã công nhận với mình :… rằng in trên các bề mặt vải có hàm lượng polyester cao thì độ bám của Fixer không bằng… vậy thì tại sao khi muốn tăng độ bám bạn không tăng luôn tỷ trọng Binder trong thành phần mực in.. Bạn viết rằng :…. về nguyên tắc thì mực Pigment (dẻo) và trực tiếp (in nước) không có khả năng bám trên vải polyester và vải pha Polyester có bám chăng là bám trên phần vải Cotton pha mà thôi, chỉ có loại mực in phân tán (tên nguyên thủy tiếng anh là Disperdye) mới có thể bám chắc trên vải polyester,…..Mình nghĩ rằng bạn là nhà cung cấp vật tư in lụa khi giải thích với khách hàng như vậy thì không ổn rồi vì không phải ai cũng có khả năng in phân tán vì đi với nó việc đầu tư công nghệ phức tạp hơn, chi phí gia công sẽ cao hơn... trong các mô hình nhỏ lẻ khó thực hiện. Hiện nay người ta vẫn dùng Binder-Pigment để in trên vải có hàm lượng polyester cao (mình không nói là 100%polyester) và vẫn được thị trường chấp nhận.
Về mặt lý thuyết, mình tán đồng với quan điểm của bạn và cũng rất mong bạn có nhiều thảo luận hơn nữa để các bạn trên diến đàn cùng học hỏi.
 
Di chuyển nhanh đến:
Xử lý trang trong vòng: 0.08 giây
Diễn đàn đã có 83,017,329 lượt truy cập