Số người dùng online
· Khách: 5

· Thành viên: 0

· Tổng số thành viên: 54,416
· Thành viên mới đăng ký: Luuha69
Tuyển dụng - tìm việc
· Tuyển thợ phụ In OFFSET bao bì, decal, catalouge
· Công ty In Trân Phú tuyển thợ in offset
· Tuyển thợ in offset 4 màu
· Tuyển thợ in Ofset tở rời
· Cty in Thống Kê tuyển dụng
Quảng cáo của Google
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Quên mật khẩu hả?
Xin cấp mật khẩu mới bằng cách nhấn vào đây.
Quảng cáo của Google
Banners
Xem bài viết
 In ra máy in toàn bộ chủ đề
Những chiêu trò kinh doanh, đàm phán...
quocdinh72
Đọc bài này thấy hay quá, post vô box này để các bác đọc chơi. Không biết post vào đây có phù hợp không? Nếu không phù hợp thì Admin chuyển qua box Thư giãn giúp.

Mình muốn các bác đọc và nhìn nhận ở khía cạnh ý tưởng kinh doanh (bán hàng), chiêu thức đàm phán với khách hàng… Đừng để ý tới chuyện độc quyền này, nọ, kia… nhe.

Trên diễn đàn mình có nhiều bác làm kinh doanh giỏi, những người lộ diện mình biết và còn nhiều người giỏi nữa nhưng chưa lộ diện. Không biết các bác làm kinh doanh đọc bài này xong có ý tưởng gì để áp dụng vào ngành in mình không nhỉ?


Các nhà đài của VN cuống lên sợ đối thủ hớt tay trên gói bản quyền truyền hình ngon nhất, nên sẵn sàng vung tiền mua ngay. Và nếu thế họ đã rơi vào một chiếc bẫy tinh vi...

Chiến lược “chia để bán”

Âm thầm xuất hiện trên thị trường VN năm 2009, thậm chí không có cả văn phòng đại diện tại Hà Nội hay TP.HCM, chỉ có người đại diện được ủy quyền, MP&Silva làm một cuộc ra mắt ấn tượng và ngoạn mục khi giành được quyền phân phối bản quyền Giải PML (tên viết tắt của Giải ngoại hạng Anh), quan trọng là bán được với giá “trên trời” tại thị trường VN vào thời điểm năm 2010. Từ 4 triệu USD cho ba mùa 2008-2010, MP&Silva đã nâng mức giá lên đến 19 triệu USD cho ba mùa 2010-2013. Không thể phủ nhận MP&Silva là một bậc thầy trong lĩnh vực kinh doanh bản quyền truyền hình. Họ đã làm giới truyền hình VN ngỡ ngàng khi nghe được tin trúng thầu ba mùa từ 2010-2013 với giá khủng 13 triệu USD. Làm sao công ty có xuất xứ từ Ý này có thể gỡ vốn được với cái giá khủng đó? Chính chiến lược chia nhỏ bản quyền ra để bán, nhặt nơi này vài triệu, nơi kia vài triệu nhưng cộng lại thì ngỡ ngàng khi thấy họ kiếm gọn ơ 6 triệu USD!

Chuẩn bị cho ba mùa bóng từ 2013-2016, MP&Silva vẫn tiếp tục chiến lược chia nhỏ để bán. Cụ thể MP&Silva đã gửi đến các đài, hệ thống truyền hình trả tiền tại VN các gói thầu nhỏ như sau:

Gói A: độc quyền tất cả các trận chủ nhật + gói C

Gói B: độc quyền một trận ngày thứ bảy + các trận còn lại của ngày thứ bảy không độc quyền

Gói C: không độc quyền tất cả trận ngày thứ bảy (trừ một trận thuộc gói B độc quyền).

Đưa ra các thông tin trên, MP&Silva đề nghị các đài và hệ thống truyền hình trả tiền tại VN suy nghĩ và cuối tháng 9-2012 cần ký các thỏa thuận với MP&Silva, trước khi họ chính thức tham gia đấu thầu với ban tổ chức Giải ngoại hạng Anh. Nghĩa là chuyến này họ tính chuyện chắc ăn nắm phần cán, chứ không phiêu lưu như ba mùa từ 2010-2013.

Đối đầu ở khách sạn Metropol

Ngày 11-7-2012, đại diện của MP&Silva đã từ Ý bay sang VN. Họ tìm ngay đến một đơn vị truyền hình trả tiền chưa thật sự nổi đình nổi đám, chứ không phải tìm đến đối tác số 1 đã quen thuộc từ ba năm qua là K+! Không quá khó hiểu về chuyện này: muốn nổi đình đám phải nắm bản quyền gói A Giải ngoại hạng Anh. Trước đây, VTC mới ra đời thì phải bằng mọi giá nắm bản quyền Giải ngoại hạng Anh. Kế đến K+ cũng thế. Và tiếp theo các đài X, Y, Z cũng phải vậy thôi.

Tuy nhiên, nghe cái giá quá choáng của MP&Silva đưa ra, đồng thời bài học K+ vẫn còn đó nên nhà đài này không mấy mặn mà. Thế là đại diện MP&Silva ra về nhưng không quên gửi lại một thông báo đến tất cả nhà đài VN: ngày 15-8-2012 sẽ gặp gỡ tại Hà Nội.

Đúng ngày 15-8-2012, đại diện các đài, hệ thống truyền hình trả tiền ở VN đã đến khách sạn Metropol, nơi đại diện MP&Silva có mặt. Tuy nhiên, đừng tưởng bở là một cuộc họp chung của MP&Silva với đại diện tất cả các đài. Họ chỉ dành cho mỗi đài 30 phút, và bố trí hết sức khéo léo để đại diện đài A vừa bước ra thì thấy ngay đài B bước vào, và cứ thế B ra thì C vào...

Tuy gặp riêng nhưng thông điệp mà MP&Silva đưa ra với các đài và hệ thống truyền hình trả tiền tại VN thì giống nhau: 99% MP&Silva tiếp tục giành quyền phân phối bóng đá Anh tại VN ba mùa giải từ 2013-2016. Các đài, hệ thống truyền hình trả tiền tại VN không nên cạnh tranh với MP&Silva trong việc tham gia cuộc đấu giá do ban tổ chức Giải ngoại hạng Anh mở, vì làm như thế giá bản quyền sẽ tiếp tục tăng cao, các bên đều không có lợi, các đài và hệ thống truyền hình trả tiền tại VN nên đàm phán với MP&Silva và để đơn vị này đứng ra đại diện đấu giá với ban tổ chức Giải ngoại hạng Anh!

Nếu các đài và hệ thống truyền hình trả tiền tại VN ký các thỏa thuận với MP&Silva thì MP&Silva sẽ chiếm lợi thế rất lớn trong cuộc đấu giá do Premier League mở vào ngày 2-10-2012. MP&Silva sẽ có đầy đủ tài liệu để chứng minh với Premier League về khả năng phân phối của MP&Silva (khả năng đưa bóng đá Anh đến với đông đảo quần chúng) và MP&Silva cũng đủ cơ sở để đưa ra một mức tiền đấu giá hợp lý với Premier League.

Và khi đó, ván bài bản quyền mùa 2010-2013 sẽ được lặp lại, với thế chủ động hoàn toàn thuộc về MP&Silva. Nhiều vị đại diện tham dự cuộc họp với MP&Silva cho biết nếu cộng tất cả các gói, bán cho tất cả những đài và những kênh có thể bán, số ngoại tệ mà VN phải tốn cho ba mùa Giải ngoại hạng Anh từ 2013-2016 lên đến khoảng 35 triệu USD!

Nguồn: Trích từ báo Tuổi trẻ


Mình thì ít học, đọc xong cũng thấy được vài điểm cơ bản trong kinh doanh mà người ta đã áp dụng:
- Thấy được tiềm năng khách hàng (Có thực hiện việc điều nghiên thị trường)
- Nắm bắt được tâm lý, thị hiếu khách hàng (Người Việt Nam mình mê đá banh, nhất là giải ngoại hạng Anh)
- Biết cách bán hàng (Chia ra rừng gói nhỏ để bán giá phù hợp, nhiều gói nhỏ cộng lại thành gói lớn. Tạm gọi là: năng nhặt chặt bị)
- Dùng tuyệt chiêu để đàm phán với khách hàng (Đọc xong mới thấy là tuyệt chiêu, chưa đọc bài này thì mình không biết) Grin
Cơ bản thì ai cũng biết, nhưng để áp dụng thành công vào từng trường hợp cụ thể thì không phải ai cũng làm được.
Nói thì dễ, làm thành công mới khó Grin

Mời các bác làm kinh doanh vô phân tích thêm.

* Bác Vua_in biệt tích giang hồ lâu quá heng, chắc phải gởi thư mời bác ấy vô bình luận vụ này.
 
lqhoa
Trên diễn đàn mình có nhiều bác làm kinh doanh giỏi, những người lộ diện mình biết và còn nhiều người giỏi nữa nhưng chưa lộ diện. Không biết các bác làm kinh doanh đọc bài này xong có ý tưởng gì để áp dụng vào ngành in mình không nhỉ?


Với lời kêu gọi của bác quocdinh72 sao hổng thấy đóng góp gì hết ta? Hay nghĩ ra rồi để dành thủ thân tiến thế Wink

Qua bài viết này lqhoa nhận thấy có 2 vấn đề tương tự liên quan đến ngành in chúng ta, và thực tế chúng ta đang vấp phải cái này để rồi các nhà in luôn gặp khó khăn, đó là:

1. Thiếu thông tin.
Khi có 1 khách hàng (tạm cho là tiềm năng vừa) mới yêu cầu báo giá chúng ta thường tính giá thành rồi báo ngay với khách hàng, báo xong thường có câu hỏi thòng theo là anh (chị) thấy giá bên em thế nào. Và dĩ nhiên nhiên câu trả lời cũng thường đại loại là: Giá này cao quá, giá này chưa tốt, bên cty ABC gì đó báo giá thấp hơn... Và chúng ta cũng sẽ sẵn sàng giảm lợi nhuận để có hợp đồng. Cách là của khách hàng là "hù" để chúng ta giảm giá; Chính vì lý do đó mà giá in ngày càng giảm (?). Nếu chậm lại 1 tí, bình tĩnh hơn 1 tí, chúng ta tìm hiểu xem khách hàng mình là ai, quy mô công ty cỡ nào, lượng hàng hóa thường in ấn ra sao, đã từng in ở đâu rồi thì chúng ta có thể ra 1 giá mà không cần thương lượng.

- Việc tìm kiếm thông tin khách hàng có khó không?
- Câu trả lời là khó, đặc biệt là họ đã từng in ở đâu.
- Vậy làm sao để biết?
- Muốn biết thì hỏi khách hàng.
- Sao biết khách hàng có nói thật không?
- Kiểm tra các công ty khách hàng đã in.
- Sao hỏi được?
- Gọi điện hỏi
- Nhà in có trả lời thật với mình không?
- Có chứ nếu bạn có mối liên kết tốt. Nhưng thật tế thường là không vì chúng ta có vấn đề thứ 2.

2. Các nhà in chưa thật sự liên kết để bảo vệ lẫn nhau. Chỉ có những ông chủ chơi thân với nhau mới chia sẻ những thông tin khách hàng với nhau và bảo vệ khách hàng cho nhau. Tại sao cái này không mở rộng cho các công ty còn lại? Theo lqhoa thì có lẽ do chúng ta chưa thật sự tin tưởng nhau và môi trường cạnh tranh không thật sự lành mạnh.



AIMS Corporation - Lãng phí thời gian là lãng phí tất cả những gì mình đang có...và sẽ có!
 
brightstar2
Hưởng ứng theo bài viết của bác , e cũng có đôi lời như thế này cho cẫu hỏi của bác ở cuối bài viết : "Tại sao cái này không mở rộng cho các công ty còn lại? Theo lqhoa thì có lẽ do chúng ta chưa thật sự tin tưởng nhau và môi trường cạnh tranh không thật sự lành mạnh "

Các nhà in chưa liên kết để bảo vệ lẫn nhau vì thị trường của chúng ta ngày nay tồn tịa rất nhiều mối quan hệ , và mối quan hệ ở đây đó là lợi ích nhóm , do vậy chỉ có những ổng chủ , quen thân , chơi với nhau mới chia sẽ những thông tin về kh , bảo vệ khách hàng cho nhau và giúp đỡ nhau về kỹ thuật công nghệ khi in hàng khó , hay những kỹ thuật khó trong ngành in .Điều này không dễ gì được chỉ cho những nhà in khác .Như vậy dẫn đến 1 điều là những ông chủ ko quen , và không chơi với nhau sẽ ko bao giờ chia sẻ thông tin khách hàng cho nhau , vì nó ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo của nhau .Mà thật chính xác là "chúng ta chưa thật sự tưởng nhau và môi trường cạnh tranh không thật sự lành mạnh" chứ ko phải có lẽ nữa .

Cạnh tranh lành mạnh thì ở VN mình rất khó Grin , mà không bit số lượng doanh nghiệp trong ngành in mình cạnh tranh lành mạnh được bao nhiêu .Mà cũng đúng thôi , tại vì thị trường bây h chủ yếu cạnh tranh nhau bằng mối quan hệ , lợi ích nhóm là chủ yếu , chứ ko phải là cạnh tranh chất lượng , dịch vụ , thời gian giao hàng và văn hóa công ty . Nếu như có nhà in nào nói rằng bên tôi giá cả cao hơn so với thị trường nhưng chất lượng sp tôi mang lại cho anh/chị là tốt , chất lượng , và kh lại muốn giảm giá , hoặc đưa ra 1 cái giá sẵn , nhưng nhà in lại khăng khăng như vậy , thì rất khó để nhà in có dc đơn hàng , nếu có cũng rất là ít chứ chưa nói đến là ko có hàng để làm .Nên em nghĩ các nhà in nên cạnh tranh với nhau bằng chất lượng sp , dịch vụ cty , rồi mới đến giá cả , hay giá cả rồi kèm theo về chất lượng sp , chứ ko phải cạnh tranh nhau = mối quan hệ , ai có nhiu mối quan hệ thì người đó có nhiều đơn hàng và tồn tại được nhưng sản phẩm làm ra cho kh lại thấy gớm , hàng hóa sai tè le , nhưng kh vẫn nhận .Vì đó là lợi ích nhóm .Một sự cạnh tranh KHÔNG lành mạnh . Đợi 1 ngày các nhà in nói riêng nói riêng , và các doanh nghiệp ở VN ta nói chung cạnh tranh công bằng , lành mạnh DN nào có năng lực thì tồn tại , DN nào thiếu kỹ thuật , công nghệ thì học hỏi , đầu tư thêm để bắt kịp với các doanh nghiệp khác , DN nào ko có năng lực , làm ăn chụp giật thì tự đào thải ra khỏi ngành , chứ hiện giờ rất nhiu doanh nghiệp ko đủ năng lực nhưng vẫn tồn tại được . Wait one day in the near future Grin

E có vài dòng dòng như vậy
Đợi bài tiếp của bác ldhoa Cool
Chỉnh sửa bởi brightstar2 vào lúc 02-10-2013 05:07
 
lqhoa
Nên em nghĩ các nhà in nên cạnh tranh với nhau bằng chất lượng sp , dịch vụ cty , rồi mới đến giá cả , hay giá cả rồi kèm theo về chất lượng sp , chứ ko phải cạnh tranh nhau = mối quan hệ , ai có nhiu mối quan hệ thì người đó có nhiều đơn hàng và tồn tại được nhưng sản phẩm làm ra cho kh lại thấy gớm , hàng hóa sai tè le , nhưng kh vẫn nhận .Vì đó là lợi ích nhóm .Một sự cạnh tranh KHÔNG lành mạnh .


lqhoa không đồng tình với quan điểm về "cạnh tranh không lành mạnh" như brightstar2 đã nói. Sử dụng mối quan hệ để khai thác nguồn hàng là 1 chiến lược tốt, xây dựng lợi ích nhóm để bảo vệ nhau trong kinh doanh cũng không phải là chuyện xấu... miễn là không vi phạm pháp luật là được Pfft

Chúng ta dạo qua 1 vòng về cạnh tranh nhé:


1. Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia v.v.. điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia mà thôi. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh trong quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân vv..

Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch ". Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hành hoá dưới giá trị của nó nhưng vân thu đựơc lợi nhuận.

- Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là " Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình.

- Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất.

- Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho. Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition).

Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S. Fischer và R. Dornbusch cũng cho cạnh tranh là cạnh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viết. Một cạnh tranh hoàn hảo, là nghành trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua.

- Cùng quan điểm như trên, R.S. Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vĩ mô cho rằng: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả.

- Các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc sự án VIE/97/016 thì cho: Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua.

- Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong từ điển Hán việt giải thích: "Cạnh tranh là ganh đua hơn thua"

- Ở Phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống mỹ thì. Cạnh tranh đối với một quốc giá là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng đợc thu nhập thực tế của người dân nứơc đó.

- Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là" Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổn sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian.

Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra các điểm hội tụ chung sau đây.

Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh. Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:

- Phải có nhiều chủ thể cùng nhua tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiên và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hớng đến chiếm đoạt. Trong nền kinh tế, với chủ thể canh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tưng tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia canh tranh đều có thể làm ra và đợc người mua chấp nhận. Còn với các chủ thể cạnh tranh bên muc là giành giật muc được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình.

- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ. Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các dianh nghiệp chính alf các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông kệ kinh doanh ở trên thị trường. Còn giữa người mua với người muc, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối với người mua.

- Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc ngắn 9 từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh). Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một nghành) hoặc rộng (một nước, giữa các nứơc)

2. Cạnh tranh trong kinh tế giữa các doanh nghiệp

Là việc sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội của doanh nghiệp để giành lấy phần thắng, phần hơn về mình trước các doanh nghiệp khác trong quá trình kinh doanh, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vũng.

- Trong nền kinh tế thị trường, trước mỗi nhu cầu của những người tiêu dùng (người mua- bên A) dưới dạng các loại sản phẩn tương tự - sản phẩm thường có rất nhiều các nhà sản xuất (người bán - bên Cool tham gia đáp ứng, họ luôn phải cố gắng để giành chiến thắng, sự cạnh tranh diễn ra là tất yếu trong môi trường luật pháp của nhà nước, các thông lệ của thị trường và các quy luật khách quan vốn có của nó.

3. Các loại hình cạnh tranh


Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại.

* Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại.

- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn bán hàng hoá của mình với gái cao nhát, còn người mua muốn muc với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên.

- Cạnh tranh giứa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cùng cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lê, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá hoá mà họ cần.

- Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.

* Căn cứ theo phạm vi nghành kinh tế cạnh tranh được phân thành hai loại.

- Cạnh tranh trong nội bộ nghành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.

- Cạnh tranh giữa các nghành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các nghành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có sự phận bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giuqã các nghành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

* Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranh được phân thành 3 loại.

- Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Cometition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trờng trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhua về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.

- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau.

Mỗi sản phẩn đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay.

- Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có nột hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.

* Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành:


- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đợc xã hội thừa nhận, nó thướng diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai.

- Cạnh tranh không lành mạnh: Theo Điều 10bis(2) Công ước Paris, cạnh tranh không lành mạnh bao gồm “bất kỳ hành vi cạnh tranh nào trái với các thông lệ trung thực”. Hầu hết các nước có luật đặc biệt về cạnh tranh không lành mạnh đều phê chuẩn các định nghĩa tương tự hoặc giống như vậy trong phần quy định chung - sử dụng các thuật ngữ như “ thông lệ thương mại trung thực” ( Bỉ và Luxembourg) “nguyên tắc ngay tính”( Tây Ban Nha và Thụy Sỹ),“chính xác về mặt chuyên môn”( Italia) và “đạo đức hàng hóa”( Đức, Hy Lạp và Ba Lan). Do thiếu các quy định pháp luật chuyên ngành, các tòa án đã định nghĩa cạnh tranh lành mạnh là “các nguyên tắc giải quyết trung thực và công bằng” hoặc “đạo đức thị trường” (Hoa Kỳ). Nhìn chung người ta nhận thấy rằng một số hành vi thương mại luôn luôn ( hoặc như Điều 10bis(3) của Công ước Paris quy định là “đặc biệt”) bị coi là tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh. Điểm đáng lưu ý nhất của những hành vi đó là gây ra sự nhầm lẫn, làm mất uy tín và việc sử dụng các chỉ dẫn lừa dối. Điểm chung của các hành vi đó là quan trọng nhất, nhưng chưa toàn diện, những ví dụ về hành vi thị trường không lành mạnh là việc một doanh nhân cố gắng thành công trong cuộc cạnh tranh không dựa trên những nổ lực của bản thân đối với chất lượng, giá cả của sản phẩm và dịch vụ mà bằng cách dành lấy những thế mạnh từ sản phẩm của người khác một cách phi pháp hoặc bằng các tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng bằng những tuyên bố sai trái hoặc gây lừa dối. Vì vậy những hành vi như trên gây ra nghi ngờ ngay từ đầu về sự lành mạnh trong cạnh tranh.

Vậy môi trường cạnh tranh không lành mạnh trong ngành in của chúng ta là gì? Đó là sự cạnh tranh để đi đến con đường diệt vong lẫn nhau chứ không phải cạnh tranh để cùng nhau phát triển ngành.
AIMS Corporation - Lãng phí thời gian là lãng phí tất cả những gì mình đang có...và sẽ có!
 
quocdinh72
Còn chiêu cạnh tranh "Đánh dưới thắt lưng đối thủ" không thấy bác nào phân tích? :&
 
lqhoa
Còn chiêu cạnh tranh "Đánh dưới thắt lưng đối thủ" không thấy bác nào phân tích?


Đây là chiêu hiểm độc, không nên bàn rộng rãi, có hại cho "giang hồ"; cái này có dịp lqhoa và bác quocdinh72 bàn luận riêng hen Grin
AIMS Corporation - Lãng phí thời gian là lãng phí tất cả những gì mình đang có...và sẽ có!
 
brightstar2
Còn chiêu cạnh tranh "Đánh dưới thắt lưng đối thủ" không thấy bác nào phân tích?


Đây là chiêu hiểm độc, không nên bàn rộng rãi, có hại cho "giang hồ"; cái này có dịp lqhoa và bác quocdinh72 bàn luận riêng hen smiley


Chiêu này hơi bị khó đỡ , ai võ công cao còn đỡ được , ko thì hỏng hết bánh kẹo Grin
Đợi những bài tip theo của bác lqhoa Cool
 
sieudang
Đòn dưới thắt lưng cũng bình thường thôi. Nếu ta xác định chính xác là dươi thắt lưng của ai nhé. Vì có người cao nguời thấp mà. Ví dụ đôi khi cty mình được khách hàng báo là giá in mình báo cao hơn cty khác, thiết kế thì mình đã hoàn chỉnh rùi. Mình đành đánh dưới thắt lưng chứ sao.
1/. Xúc tiến khách hàng tìm hiểu cty đối thủ. Tìm hiểu giá cụ thể để so sánh và tìm nguyên nhân sự khác biệt về giá in.
2/. Chấp nhận chi thêm huê hồng cho khách hàng phần chênh lệt.
3/. Nếu biết biết đối thủ phá giá sẳn sàng đưa file và in froop chất lượng cao và chỉ cho khách hàng biết cách xem bài in chuẩn.
4/. Chờ đợi khi đối thủ ngã ngựa thì ta lại vào....

Thế mà cứ phải đưa file cho cty khác mới đau chứ...hic..hic
Có bác nào cho cao kiến không ....?
:t
 
The Hunter
Nói về các đài VN thì mình thấy tệ quá. Mấy năm trước mua cái đầu VTC trọn gói 2.7tr về xem Ngoại hạng Anh. Xem xong 1 mùa K+ nhảy vào độc quyền, cái đầu VTC còn được vài kênh.
Từ đó ko bao giờ ủng hộ mấy đài trả tiền nữa. Thích trận nào ra cafe xem, mấy trận đá trễ thì ở nhà ngủ. Nhiều người cũng giống mình.
Vấn đề là quản lý tổng thể chưa tốt, cạnh tranh liên kết ma giữa các đài ko bị can thiệp.
Còn về cạnh tranh ngành in thằng bạn làm GĐ cty in bị 1 vố. Cty kia có đơn hàng lớn cần báo giá, nó đưa ra giá tốt. Bên kia nói thêm phần chiết khấu 20% nữa rồi fax qua. Ít hôm sau đi nhậu chung với 1 đồng chí thì phát hiện nó lấy giá cao đó để so sánh rồi đặt cty khác giá thấp hơn chút nhưng chỗ nó thường đặt. Vậy nên chú ý khách hàng lạ, bỗng dưng đưa đơn hàng thơm rồi yêu cầu chiết khấu cao.

Nada es fácil !!
 
nguyencuongart
chaof các bác! em có chút hiểu biết ít ỏi xin đựoc cùng tham gia với các bác.
Rằng tại VN hiện giờ sau gần 40 giải phóng, đất nước đi vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. đã ok.
Tiếp tục công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nhất là trong lao động , sản xuất và kinh doanh.
Nói đến đây thui là các nhà đầu tư nước ngoài với khả năng lên cao - xuống thấp nhiều phen rùi nên kinh nghiệm raats sẵn để KHUẤY ĐẢO thị trường VN.
Theo em thì không thể thay đổi đựoc gì..... đâu...vì lực quán tính của vòng KHUẤY đã lên cao rồi.
Đất nước chúng ta nói chung và nghành in ấn cũng vậy .........phải chờ khi cái cối xay gió kia LẠC HẬU rồi thì tự khắc VN sẽ đựoc chuyển sang 1 giai đoạn mới...... đánh dấu tiếp 1 quá trình phát triển và xây dựng chue nghĩa xã hội.
Em nghĩ chúng ta hãy sống và làm công việc mình yêu thích......Làm bằng cả trái tim và hãy sống cho thật HP.
còn về đất nứoc và thị trường đó đã có các thé hệ kế tiếp đảm nhiệm và phát triển. VIỆT NAM QUANG VINH - GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC.Frown
phải sống...để còn thấy mình của NGÀY MAI!
 
click5
bạn nguyencuongart có hơi lạc đề thì phải Grin
In Tùm Lum
 
f346e677
năm 2010 tôi không bao giờ quên chiêu chơi bẩn của cha Xuân thuỷ
-năm đó tôi mới chuyển về vĩnh yên thuê cửa hàng, mở cửa hàng in và quảng cáo, làm được hơn 1 tháng, thì có 1 thằng khách đến đặt hàng 500 cái thiệp cưới, qua trò truyện thì biết nó tên là xuân thuỷ, nhà ở Tam Dương, nghề giáo viên ở VY, sau đôi ba lần nó đến in thiệp cưới, đầu tiên nó rất xằng phẳng, chơi đẹp. Rồi mợt lần nó mang đến 1 hợp đồng 70.000 bằng khen học sinh của tỉnh VP, rồi yêu cầu in thử thành nhiều bản, bản nào đẹp thì nó mang đy trình xếp nó, tôi dùng một số mẫu của CT tôi và thậm chí đặt thêm một số mẫu in tại một số cửa hàng lớn khác ở VY, và vài mẫu được đặt làm tại CT đưới Hà Nội, thời gian đy lại rất tốn kém, mất hơn 1 tháng thì trình mẫu in cho nó, rồi hôm cho nó xem mẫu thì AE cà Fe với nhau, nó xem mẫu và lựa lấy 1 mẫu do CT ở HN làm, nó và tôi cùng bàn nhau làm hợp đồng thì nó lôi giấy tờ ra cũng có một vài bản báo giá của 1 vài công ty khác, giá mềm, nên tôi rất đắn đo suy nghĩ, nếu mà làm giá đấy thì không có lãi tý nào, thôi thì chấp nhận không công cho nó vậy, để lấy chỗ đi lại, sau khi đi đặt hàng giúp nó, cả khung cả kính, thì vài tháng sau nó mới đến lấy, hàng rất đẹp nhưng màu đỏ thì đậm hơn, nét hơn, màu mè rõ ràng sắc nét hơn
-mịa nó, nó bảo không đúng màu, rồi nó cầm 1 bảng về kêu trình xếp nó rồi nó lấy, bây giờ sau 4 năm 70.000 bằng khen vẫn nằm ở nhà mình nè, không thấy bóng dàng nó đâu, nể nang nó là khách quen nên không yêu cầu nó đặt hàng, sau này mới biết nó cũng làm in chơi bẩn mình, tên nó là xuân thuỷ ở tam dương, vĩnh phúc, giáp viên ở vĩnh phúc
-đưa lên cho AE biết mà tránh
-pro vĩnh phúc
 
hoangthiendesign
Cám ơn pác cảnh báo, mấy thằng chơi bẩn anh em nhớ tránh xa. Đồ quân bất nhân, thế mà lúc nào nó cũng bô bô cái mồm :+
 
xuanthuy2412
f346e677 đã viết:
năm 2010 tôi không bao giờ quên chiêu chơi bẩn của cha Xuân thuỷ
-năm đó tôi mới chuyển về vĩnh yên thuê cửa hàng, mở cửa hàng in và quảng cáo, làm được hơn 1 tháng, thì có 1 thằng khách đến đặt hàng 500 cái thiệp cưới, qua trò truyện thì biết nó tên là xuân thuỷ, nhà ở Tam Dương, nghề giáo viên ở VY, sau đôi ba lần nó đến in thiệp cưới, đầu tiên nó rất xằng phẳng, chơi đẹp. Rồi mợt lần nó mang đến 1 hợp đồng 70.000 bằng khen học sinh của tỉnh VP, rồi yêu cầu in thử thành nhiều bản, bản nào đẹp thì nó mang đy trình xếp nó, tôi dùng một số mẫu của CT tôi và thậm chí đặt thêm một số mẫu in tại một số cửa hàng lớn khác ở VY, và vài mẫu được đặt làm tại CT đưới Hà Nội, thời gian đy lại rất tốn kém, mất hơn 1 tháng thì trình mẫu in cho nó, rồi hôm cho nó xem mẫu thì AE cà Fe với nhau, nó xem mẫu và lựa lấy 1 mẫu do CT ở HN làm, nó và tôi cùng bàn nhau làm hợp đồng thì nó lôi giấy tờ ra cũng có một vài bản báo giá của 1 vài công ty khác, giá mềm, nên tôi rất đắn đo suy nghĩ, nếu mà làm giá đấy thì không có lãi tý nào, thôi thì chấp nhận không công cho nó vậy, để lấy chỗ đi lại, sau khi đi đặt hàng giúp nó, cả khung cả kính, thì vài tháng sau nó mới đến lấy, hàng rất đẹp nhưng màu đỏ thì đậm hơn, nét hơn, màu mè rõ ràng sắc nét hơn
-mịa nó, nó bảo không đúng màu, rồi nó cầm 1 bảng về kêu trình xếp nó rồi nó lấy, bây giờ sau 4 năm 70.000 bằng khen vẫn nằm ở nhà mình nè, không thấy bóng dàng nó đâu, nể nang nó là khách quen nên không yêu cầu nó đặt hàng, sau này mới biết nó cũng làm in chơi bẩn mình, tên nó là xuân thuỷ ở tam dương, vĩnh phúc, giáp viên ở vĩnh phúc
-đưa lên cho AE biết mà tránh

Chán chú mày quá! nói xấu anh hay vu khống anh cũng phải viết cho nó logic một tý, với người có kinh nghiệm trong in ấn đọc cái họ hiểu ngay là chú mày nói láo. Với 70.000 giấy khen cả khung số tiền ko nhỏ ko ai lại hợp đồng bằng miệng được, còn nữa tỉnh vĩnh phúc học hành cũng có tiếng trong cả nước nhưng số lượng 1 năm mà 70.000 giấy khen thì quả là con số khổng lồ. Chỉ cần nói qua thế thôi cho chú mày hiểu, anh mày ko chấp mày đâu chỉ hơi thương hại chú mày thôi.
- Chuyên mua bán máy cắt Decal Cũ - Hư
Sửa máy cắt Decal - Linh kiện thay thế
Đ/C: Tam Dương - Vĩnh Phúc
xuanthuy2412@gmail.com *0982505129 * Skype: xuanthuy24122
 
am_binh_1
đóc đến đoạn 7 vạn tờ giấy khen lại có lồng khung em đã nghi nghi roài ,bác ngu ngu xấu xấu bẩn bẩn nhỉ
Mà ông XT có tiếng roài ,quên AE hà nội đầy , việc gì phải nhờ qua chú ,chú tuổi gì để đặt hàng 7 vạn cái vậy GrinGrinGrin
Chỉnh sửa bởi am_binh_1 vào lúc 11-04-2014 01:02
 
designart
nói xấu, bội nhọ nó cũng là 1 chiêu trò trong kinh doanh, gọi là trò bẩn, những tên này chỉ tung võ mồm nhằm hạ uy tín thanh danh người khác, chứ cứ theo quy luật thương trường thì không làm lại ai, ngược lại chỉ làm cho người khác thương hại vì cái văn hóa Lùn.:j
Chuyên cung cấp gạch, đá
 
f346e677
xuanthuy2412 đã viết:

Chán chú mày quá! nói xấu anh hay vu khống anh cũng phải viết cho nó logic một tý, với người có kinh nghiệm trong in ấn đọc cái họ hiểu ngay là chú mày nói láo. Với 70.000 giấy khen cả khung số tiền ko nhỏ ko ai lại hợp đồng bằng miệng được, còn nữa tỉnh vĩnh phúc học hành cũng có tiếng trong cả nước nhưng số lượng 1 năm mà 70.000 giấy khen thì quả là con số khổng lồ. Chỉ cần nói qua thế thôi cho chú mày hiểu, anh mày ko chấp mày đâu chỉ hơi thương hại chú mày thôi.

đây nó đây, anh em biết mà đề phòng, nó chơi tôi, nó nghĩ tôi phải bỏ nghề, nhưng tôi mất cái này được cái kya, còn nể nang nó những lần chơi đẹp nên chẳng quan trọng dặt tiền cược hay không, ai ngờ nó chơi đểu
-pro vĩnh phúc
 
xuanthuy2412
Cái trò này cũ rích rồi! nói với chú mày thật là phí lời. :z:z:z:z
- Chuyên mua bán máy cắt Decal Cũ - Hư
Sửa máy cắt Decal - Linh kiện thay thế
Đ/C: Tam Dương - Vĩnh Phúc
xuanthuy2412@gmail.com *0982505129 * Skype: xuanthuy24122
 
am_binh_1
Chắc chú này mua nhiều đá về làm bia mộ quá ,éo ngờ ế ,thành ra cáu tiết quay sang chửi XT
Đọc mấy bài viết của chú năm 2011 éo biết gì về in ,mà đòi làm 7 vạn giấy khen
tiểu nhân qué
 
hoanglongjsc
Em nghi ngờ hai ông xâu xấu bẩn bẩn với lại ông xuân thủy là một. Mấy cô DV,NM.MC.... hay tung ra mấy cái trò Scandan để nổi tiếng lắm
Còn không phải thì với 70 000 giấy khen A4+ khung như em in số lượng từ 100 chiếc trở xuống là 25 000/chiêc. nhiều như vậy thỉ chỉ tính 22 000/chiếc X lên khoảng (1tỷ năm trăm 40 triệu đồng ) lời gần 3chục rồi
Hợp đồng lớn như vậy mà 6677 lại ký bằng miệng thì nói thật Ăn c mà đi (xuống âm phủ)cho nhẹ nhõm
Em thấy bọn chợ búa nó bảo Khôn ăn người dại người ăn Ngu thì chết
Ông 6677 thử up hình lên xem nào. nếu phải tụi tôi trị XT cho.
Ông Sỹ phó thanh tra sở GDVP là người nhà tôi. tôi sẽ ý kiến giùm:j
 
Di chuyển nhanh đến:
Xử lý trang trong vòng: 0.07 giây
Diễn đàn đã có 83,016,373 lượt truy cập