Số người dùng online
· Khách: 2

· Thành viên: 0

· Tổng số thành viên: 54,416
· Thành viên mới đăng ký: Luuha69
Tuyển dụng - tìm việc
· Tuyển thợ phụ In OFFSET bao bì, decal, catalouge
· Công ty In Trân Phú tuyển thợ in offset
· Tuyển thợ in offset 4 màu
· Tuyển thợ in Ofset tở rời
· Cty in Thống Kê tuyển dụng
Quảng cáo của Google
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Quên mật khẩu hả?
Xin cấp mật khẩu mới bằng cách nhấn vào đây.
Quảng cáo của Google
Banners
Xem bài viết
 In ra máy in toàn bộ chủ đề
Dung dịch làm ẩm trong in Offset
max payne
Nói đến in Offset (ướt) thì phải nói đến dung dịch làm ẩm, một yếu tố có tầm quan trọng thứ...3 (tại sao và cái nào 1, 2 thì chịu khó tự tìm hiểu^^)trong in Offset. Sự cân bằng mực nước sẽ cho kết quả in tốt và đều đặn cả palettet giấy (vấn đề khó khăn). Để đảm bảo vấn đề đó, yêu cầu trước tiên là dung dịch làm ẩm (DDLA)phải tối ưu cả về thành phần và các tính chất vật lý, hóa học của nó. Bài viết này xin bàn đôi điều về DDLA.

1. Dung dịch làm ẩm và chất phụ gia :

- DDLA trong trường hợp lí tưởng có độ cứng của nước từ 8°dH đến 12°dH (theo tiêu chuẩn đức, phần sau sẽ nêu rõ ) và độ pH từ 4,8 đến 5,5.
- Bên cạnh đó, nhiệt độ DDLA cũng đóng 1 vai trò quan trọng, khoảng cho phép từ 10°C đến 15°C. Một điều mà người thợ in phải biết : Nhiệt độ quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng DDLA đọng hạt trên các ống dẫn và trong máng DDLA. Từ đó dẫn đến việc DDLA dạng hạt khi lên bản và cao su in (như trường hợp bạn ttmc_graphics nêu trong chủ đề Hệ thống làm ẩm bằng cồn "Alcohol dampening system"Wink). Hình dưới đây mô tả nước đóng dạng hạt :

kythuatin.com/hinhanh/1177533786kondenswasser.jpg


- Chất phụ gia là một hệ thống chất phức tạp từ các thành phần khác nhau, nó cần thiết cho việc hình thành nhũ tương tối ưu khi in (trong in offset ướt, mực in khi qua lô cao su và lên giấy không thuần khiết như trong hũ mực vì nó có chứa 1 lượng từ 10 đến 30% DDLA), cần thiết cho việc tạo liên kết bề mặt (ở đây muốn nói đến sức căng bề mặt). Chất phụ gia cũng là một yếu tố để điều chỉnh độ pH của DDLA, chống lại hiện tượng gỉ sét trên bản in.....
- Vì lí do chất lượng nước khác nhau nên chất sử dụng cũng như định lượng trong DDLA cũng khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của nhà sản xuất.

2. Chất nền tảng : Nước

- Chúng ta biết rằng, nước trong tự nhiên không hoàn toàn tinh khiết mà có lẫn các tạp chất trong đó như chất khoáng, vi khuẩn... Đối với thợ in nước máy là chất chính trong DDLA. Để đánh giá về nước, người ta thường dựa vào độ cứng của nó. Trong đó độ cứng của nước phụ thuộc chính vào hàm lượng Calcium và Magnesium trong nước.
- Trước khi pha DDLA, độ cứng của nước phải được xác định, vì khi DDLA sau khi pha sẽ không thể xác định được hàm lượng các chất cần thêm vào.Độ cứng của nước được đo bằng một dải kiểm tra.

[img]http://kythuatin.com/hinhanh/1177533894wasserhärte 1.jpg[/img] is not a valid Image1.

[img]http://kythuatin.com/hinhanh/1177533930wasserhärte messen 2.jpg[/img] is not a valid Image1.
[img]http://kythuatin.com/hinhanh/1177533955wasserhärte messen.jpg[/img] is not a valid Image1.


Phần cấn trong nước sẽ dẫn đến một số vấn đề rắc rối trong khi in như :
+ lô mực...không có mực do cấn bám lên
+ đóng kẹt trên tấm cao su
+ tác động đến độ pH và làm cho nó dao động, không ổn định.
- Ngoài ra, quá nhiều Chlorid, Sulfat hoặc Nitrat ion sẽ dẫn đến nguy cơ ăn mòn.
- Độ cứng tổng cộng của nước sẽ được đo bằng một dải kiểm tra. Phương pháp đo khá đơn giản : Nhúng dải kiểm tra vào nước trong 1 giây, lấy ra, chờ khoảng 2 phút rồi đọc các số liệu

3. Độ pH :

- „pH“ bắt nguồn từ tiếng la tinh (Potentia Hydrogenii), là một số logarith của nồng độ ion H+ trong dung dịch.
- pH là một giá trị đo chỉ thị độ acid, base (kiềm) trong dung dịch lỏng. Một chất lỏng độ pH = 5 có độ acid cao gấp 10 lần chất lỏng khác có độ pH = 6. Thông thường người ta dùng bột chuyên dụng để trung tính hoá sự tác động từ bên ngoài đến dung dịch, điều này cũng được áp dụng trong DDLA.

kythuatin.com/hinhanh/1177534004pH-Wert.jpg

[img]http://kythuatin.com/hinhanh/1177534088pH-Wert messen.jpg[/img] is not a valid Image1.


Tuy nhiên việc đo độ pH không có ý nghĩa nhiều đến việc đánh giá chất lượng DDLA, nó chỉ cho ta biết khi pha DDLA cần pha chất phụ gia như thế nào.. Chất lượng DDLA sẽ được đánh giá qua độ dẫn điện của nó.

4. Tính dẫn điện [µS/cm] :

- Nước tinh khiết không dẫn điện, nhưng tạp chất trong DDLA làm gia tăng khả năng dòng điện truyền trong DDLA và vì thế tùy thuộc vào nguồn nước và chất phụ gia mà tính dẫn điện của DDLA cũng khác nhau.
- Nhiệt độ và nồng độ cồn cũng là nguyên nhân tác động đến tính dẫn điện. Càng nhiều cồn Iso propanol (IPA) thì tình dẫn điện càng…giảm.

[img]http://kythuatin.com/hinhanh/1177534126leitwertmessgerät 1.jpg[/img] is not a valid Image1.


- Giá trị đo tính dẫn điện cần được xác định cho mỗi DDLA mới sẽ được thay cho DDLA cũ có sẵn trong máng. Khi độ dẫn điện đạt ngưỡng 1000 µS/cm thì cũng là lúc xem xét đến việc thay đổi DDLA. Để tránh các sự cố khi in, người ta thường khuyến cáo thay DDLA sau 14 ngày, với bộ lọc ta có thể kéo dài thời gian sử dụng DDLA hơn nhưng đó cũng chỉ là giải pháp nhất thời.

4. Liên kết với bề mặt bản in :
- Sức căng mặt ngoài của nước sẽ giảm dưới sự tác động của của Gummi Arabic, Glycol, Glycerin hoặc cồn. Loại chất nào được sử dụng đều có trong các bảng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Cồn , cụ thể IPA, là một chất tạo liên kết bề mặt tốt, khả năng khác của nó là làm tăng độ nhớt của DDLA bên cạnh việc làm giảm sức căng bế mặt, hỗ trợ tốt việc tạo màng DDLA trong hệ thống cấp ẩm, qua đó việc cấp ẩm cho bản in sẽ điều hoà hơn. Cồn IPA bay hơi nhanh, do đó sự khô mực cũng diễn ra nhanh hơn. Sự bay hơi của cồn còn có ý nghĩa khác : Đơn vị in sẽ được làm mát nhờ cồn hoá hơi. Sử dụng cồn còn có tác dụng ngăn chặn sự hình thành bọt trên bề mặt DDLA trong máng.
- Kiểm tra cồn : Cồn được sử dụng trong in phải tinh khiết, có một phương pháp kiểm tra khá đơn giản được Heidelberg trình bày như sau :

[img]http://kythuatin.com/hinhanh/1177534240alcoho prüfung 1.jpg[/img] is not a valid Image1.


„ Lấy một cốc thủy tinh sạch, cho 1 lượng nước và cồn vào cốc. Để yên trong 30 đến 45 phút, khi đó dung dịch phải trong suốt, nếu dung dịch trở nên mờ đục thì cồn đó không dùng được “
- Đo lượng cồn trong DDLA :

[img]http://kythuatin.com/hinhanh/1177534270alcoho prüfung.jpg[/img] is not a valid Image1.


Dụng cụ đo tỉ lệ chất lỏng (Aräometer – Hydrometer) có trong DDLA. phải được để tự do chuyển động trong chất lỏng nằm trong ống nghiệm thủy tinh. Trong chất lỏng và trong dụng cụ đo không được có bong bóng khí. Số liệu về chất lỏng trong suốt sẽ đuợc đọc từ phía dưới. Giá trị đo tính bằng % thể tích. Nhiệt độ cũng sẽ được đo, cùng với tỉ lệ % thể tích chất lỏng để tính ra hàm lượng IPA có trong DDLA. Tuy nhiên giá trị này chỉ có tính tham chiếu, dựa vào bảng dưới đây để ta có thể suy ra giá trị thật cho nồng độ IPA trong DDLA :

kythuatin.com/hinhanh/1177534317referenztabelle.jpg


Chẳng hạn, giá trị đo được là 9,5% nhưng thực tế nồng độ IPA là 14%.
- Việc đo cồn trong DDLA thông thường dựa vào khối lượng riêng của DDLA, nó phụ thuộc không chỉ vào khối lượng riêng của IPA, mà còn chịu sự tác động của nhiệt độ, chất phụ gia thêm vào và mức độ “dơ”(chị độ tạp chất) của nó.

5. Các nhược điểm của cồn :

- IPA làm tăng hiện tượng bóng ma (Schablonieren), vì DDLA tác động xấu đến nhũ tương in.
- IPA có thể làm lô chà mực …”không có mực”sai lệch khi cấp mực, đặc biệt là khi nước sử dụng có độ cứng cao. Nguyên do là vì Calcium trong DDLA bị IPA hoà tan, khi chà bản in, Calcium trong DDLA sẽ kết tinh, đóng cục lên lô chà mực, khiến mực không thể truyền qua lô chà, xuống bản in.
- Quá nhiều IPA có thể làm chất kết dính trong mực in bị tiêu giảm chức năng độ bóng của mực giảm, đặc biệt là mực sử dụng pigment kim loại.
- IPA tác động đến giấy in ké đóng cục lên tấm cao su.
- IPA là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, thể hơi của IPA có tác động xấu đến môi trường không khí và sức khoẻ con người. Với suy nghĩ “cho nhiều thì sẽ tốt hơn”, người thợ in không rành sẽ pha IPA quá liều lượng hơn mức cần thiết cho in ấn. Vì lí do môi trường và sức khoẻ, nồng độ cồn IPA cần được kiểm tra cách 2 tuần một lần.

Đôi điều về DDLA, vẫn còn thiếu sót nhưng cũng hy vọng giúp có chút hữu ích, bạn nào biết thì bổ sung thêm nhé. Lưu ý, các thông tên chỉ hữu dụng cho máy in Offset của hãng Heidelberg, đối với các mác máy in khác thì những thông tin trên chỉ có giá trị tham khảo.Pfft
( NguồnAngry : + Tất cả hình ảnh từ Internet và của Heidelberg Druckmaschine AG
+ Thông tin chính : Heidelberg Druckmaschine AG)
Chỉnh sửa bởi max payne vào lúc 26-04-2007 10:58
 
sieudang
bài này hay quá ....tiếp tục nhé bạn....
 
thaingoc
Cám ơn nhiều... mình lại có thêm kiến thức quý báo... ! Nếu học ở trường In thì không thể nào biết được điều bổ ích này. Học ở trường thì chỉ biết dỗ giấy mà thôi...:t:t:t
 
thaohuonghn
chỗ của mình có máy in offset KOMORI S226( máy bãi) dung dịch làm ẩm là cồn, bởi vì máy cũ nên hướng dẫn sử dụng không có. Có biện pháp nào thay thế được loại cồn đang sử dụng hay không( mình dùng cồn y tế) . Nghe nói thầy Quyến ở trường THKT in có pha được loại dung dịch thay thế đó có đúng vậy không
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
sieudang
Dùng cồn y tế thì sao chịu nỗi giá cả bạn ơi...hakhakhkakhka.... Hiện giờ mua dung dịch bán sẳn về pha ra mà chạy chất lượng ổn định giá cả ok...và quang trọng nhất là cả thế giới đều như vậy...khác làm gì bạn ơi...
 
thai_incantho
Cho e hỏi với,e đang vận hành máy Komori L440 sx năm 2003,theo nhà sx thì máy dùng cồn IPA (mắc quá),nay cty e đang thử nghiệm dùng DDLA nhã hiệu NewFount của hãng DSC (loại dùng cho máy in cuộn) theo các a thấy ổn không,chứ hiện tại e không dùng đc,in những tài liệu đơn giản ít phần tử in thì tạm chấp nhận nhưng khi bản in quá nhiều phần tử in hay những vùng tram từ 90% trở lên là bị khô nước.Mà bình thường cho máy chạy speed 9000 s/h vẫn khô như đang ép in(không chà lô mực)
Theo quan điểm of e thì đây lag DDLA cho máy in cuộn mà máy in cuộn thì in với speed rất cao và đòi hỏi DDLA phải thấp nếu không dễ bị đứt giấy trong khi in,với lại hệ thống làm ẩm of máy tờ rời thì làm ẩm gián tiếp còn máy in cuộn thì làm ẩm = cách phun trực tiếp nên ta không thể sử dụng kiểu râu ông này cắm cằm bà kia đc.
Mấy a có ý kiến gì hay xin chỉ giáo !
 
max payne
Một trong những nguyên nhân khiến tờ in kô đẹp và máy in mau slip là khi ta cố gắng làm khác với chỉ định của nhà sản xuất. giống như uống thuốc mà không theo toa bác sỹ, kô theo hướng dẫn ^^ . cồn IPA kô phải tự nhiên mà người ta chọn nó để pha vào DDLA, sau nhiều nghiên cứu rồi mới chọn nó vì những ưu và nhược điểm của nó so với các dung môi khác. Vậy thì mất công chi mà ta đi ... thử cái khác để vừa mất thời gian vừa mất tiền bạc! ^^
 
giahuy09
Mình đang sử dụng DDLA nhãn hiệu Saphira nhưng không thấy nhà cung cấp đo kiểm tra độ cứng nguồn nước cấp. Nếu sử dụng DDLA không phù hợp độ cứng của nguồn nước cấp thì ảnh hưởng gì đến chất lượng in cuộn không?
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
thai_incantho
theoriensystem đã viết:
Một trong những nguyên nhân khiến tờ in kô đẹp và máy in mau slip là khi ta cố gắng làm khác với chỉ định của nhà sản xuất. giống như uống thuốc mà không theo toa bác sỹ, kô theo hướng dẫn ^^ . cồn IPA kô phải tự nhiên mà người ta chọn nó để pha vào DDLA, sau nhiều nghiên cứu rồi mới chọn nó vì những ưu và nhược điểm của nó so với các dung môi khác. Vậy thì mất công chi mà ta đi ... thử cái khác để vừa mất thời gian vừa mất tiền bạc! ^^


Đồng ý với quan điểm of theoriensystem nhưng khổ nỗi ông tổng GĐ muốn Thực Hành Tiết Kiệm Chống Lãng Phí nên cực cái thân thợ in nè.
Cho hỏi theoriensystem đang ở VN hay Đức.Có phải kỹ sư in không nhỉ?
 
max payne
@giahuy09: mình có đề cập sơ trong bài viết trên về tác hại của việc nước quá "cứng".
@thai_incantho: mình đang ở đức. Học KTI khoá 2000 chung với khoa sú bắp ác min, khánh và hoà Pfft
 
balan
@thai_incantho: sao bạn không dùng dung dịch nước máng Stabilac thay cho col, tỷ lệ pha là 3% (khỏang 3 lít/100lít nước), với dung dịch này bạn chỉ cần pha thêm 3% col mía là OK (ko cần pha thêm ACEDIN D nha bạn) theo cách mà Anhduyprint đã chỉ xem sao. Mình đã thử rồi thấy cũng ok.
 
nth0105
mình đang chạy máy Heidelberg CD102, mình thường pha dung dịch nước máng như sau, mọi người xem thử nha:
cồn công nghiệp: 20-25%
Combifix: 5%
còn lại là nước
nhiệt độ bồn nước máng khoãng 15 độ C

mình chạy thấy ok

Góc dành cho thành viên KTI

 
anhduyprint
nth0105 đã viết:
mình đang chạy máy Heidelberg CD102, mình thường pha dung dịch nước máng như sau, mọi người xem thử nha:
cồn công nghiệp: 20-25%
Combifix: 5%
còn lại là nước
nhiệt độ bồn nước máng khoãng 15 độ C

mình chạy thấy ok


Tỷ lệ col công nghiệp pha tới 25% là quá nhiều, bên mình chỉ pha tỷ lệ từ 16-18% thôi
NGUYỄN ĐỨC THỊNH
HP:090 383 1234

Công ty in ANH DUY
Địa chỉ: 5 Trần Quốc Tuấn, P.1, Q Gò Vấp, Tp HCM
E_mail :anhduyprint@gmail.com
 
nth0105
đôi khi chất lượng cồn của chúng ta không đạt yêu cầu, chỉ cần cần 1 bình cồn 30 lil mà quá nặng thì biết ngay mà ( 30l cồn nếu đúng thì chỉ nặng có 21kg), thợ có kinh nghiệp một chút thường dùng tay nhúng vào bồn nước máng rồi đưa qua mũi kiểm tra ( trừ những máy có bộ phận đo nồng độ)

Góc dành cho thành viên KTI

 
balan
Bạn Thịnh còn chiêu nào chỉ luôn cho anh em nhờ!:t:t:t:t:t:t:t:t:t:t
 
anhduyprint
balan đã viết:
Bạn Thịnh còn chiêu nào chỉ luôn cho anh em nhờ!:t:t:t:t:t:t:t:t:t:t


Kekekekekek............. chỉ hết chiêu thì còn chiêu nữa đâu mà chỉ, giữ lại để còn có chiêu mà chỉ chứ, như thế mới có caphê uống woài woài chứ bồ tèo

Có thời gian giá col công nghiệp tăng cao quá, nên mình có sử dụng thử Stabilac có bán tại Liksin, tỳ lệ pha là 3%, có nghĩa là 100lít nước thì pha 3 lít stabilac. Đồng thời pha thêm khỏang 5% col công nghiệp (col mía), khi sử dụng stabilac thì ko cần sử dụng combifix nữa. Với hỗn hợp dung dịch trên mình chạy cũng khá ổn, chi phí có thấp hơn đôi chút, nhưng theo mình điều quan trọng là sử dụng dung dịch stabilac ổn định hơn vì ko có hiện tượng bay hơi như col công nghiệp, đương nhiên có khó sử dụng hơn chút. Sử dụng stabilac đòi hỏi thiết bị phải canh chỉnh thật chuẩn, các lô chà ẩm phải ổn định, và 1 điều quan trọng ko kém khi sử dụng stabilac là nhiệt độ nước thật thấp.

Nếu sử dụng hòan tòan DDLA bằng col công nghiệp thì quá chuẩn, nhưng giá thành chi phí tăng cao, mặt khác nguồn col ko ổn định, thỉnh thỏang giá col tăng, tăng thì nhiều, còn giảm thì ko đáng kể, đôi khi ko có hàng nên phải lấy nhiều chỗ, chất lượng ko ổn định.

Ko biết các bạn sử dụng lọai col nào, trên thị trường có rất nhiều lọai col công nghiệp, mình chỉ sử dụng col mía. Lọai col này tương đối ổn định, mùi tương đối nhẹ, giá thành khỏang 11.000đ lít, tỷ lệ pha cho lọai col này là 16% trong thùng nước, còn trên máng nước là 15 %. Còn nhiệt độ trong nước ở trong thùng là 10 - 11 độ C, còn nhiệt độ trên máng là 13 độ C

Cách thử lọai col mà có thể sử dụng được, nhúng bàn tay ngập trong col, rút tay ra mà col tay vẫn còn ướt col trong 1 thời gian dài (bay hơi chậm) là col đó có thể sử dụng được. Có lọai col mới vừa rút tay ra là tay ráo hỏanh, bay hơi cực nhanh thì ko thể sử dụng được, như thế khi dung dịch lên tới bản thì lúc đó col bay hơi hết chỉ còn nước chứ ko có col, như thế người thợ phải pha nồng độ col cao hơn, có khi lên tới 30%
NGUYỄN ĐỨC THỊNH
HP:090 383 1234

Công ty in ANH DUY
Địa chỉ: 5 Trần Quốc Tuấn, P.1, Q Gò Vấp, Tp HCM
E_mail :anhduyprint@gmail.com
 
balan
Đúng là được mở mang kiến thức.
Cám ơn Thịnh nhiều!
 
phongtran82
Một bài viết thật hay và đầy tính thuyết phục, thank
Handphone: Mr.Phong : 0908044009 - 0906759878
Email: mickeytrai82@gmail.com - ìno@thuanhungads.com
Website: www.thuanhungads.com
YM: mickeytrai
nhận tư vấn - thiết kế - in ấn - quảng cáo
 
banhmytron
thai_incantho đã viết:
theoriensystem đã viết:
Một trong những nguyên nhân khiến tờ in kô đẹp và máy in mau slip là khi ta cố gắng làm khác với chỉ định của nhà sản xuất. giống như uống thuốc mà không theo toa bác sỹ, kô theo hướng dẫn ^^ . cồn IPA kô phải tự nhiên mà người ta chọn nó để pha vào DDLA, sau nhiều nghiên cứu rồi mới chọn nó vì những ưu và nhược điểm của nó so với các dung môi khác. Vậy thì mất công chi mà ta đi ... thử cái khác để vừa mất thời gian vừa mất tiền bạc! ^^


Đồng ý với quan điểm of theoriensystem nhưng khổ nỗi ông tổng GĐ muốn Thực Hành Tiết Kiệm Chống Lãng Phí nên cực cái thân thợ in nè.
Cho hỏi theoriensystem đang ở VN hay Đức.Có phải kỹ sư in không nhỉ?


bác thân mến. việc tiết kiệm là đúng, nhưng không có nghĩa là bớt chi tiêu. ở chỗ tôi cũng dùng máy chạy cồn, nhưng những vật tư chỉ định thì không thay được, cứ thay là in hỏng. ví dụ cái chất pha nước máng combifix, thay thử loại vn pha chế, in hỏng hết, bọt lên ầm ầm.
bên bác có thể thiếu chuyên gia trong ngành in, nên tgđ mới quyết định chủ quan vậy. có nhiều cách nâng chất lượng, tiết kiệm chi phí ..., nhưng có thể đòi hỏi có đầu tư thêm, chứ không hẳn là cắt giảm chi tiêu. nghịch lý nhưng kết quả lại đúng.
sắc sắc không không
 
minja
@tuyettan0; bạn hãy đọc kỹ các bài viết, dung dịch làm ẩm là một trong nhiều yếu tố chính quyết định đến chất lượng ấn phẩm, bạn thấy trên các bài viết có rất nhiều và nhiều lắm các cách để ổn định dd làm ẩm, mà ng thợ in nào cũng cần phải quan tâm. đúng là có một vài nơi nước máng chỉ cần là nước máy cộng thêm chút keo cục là dùng được rồi, nhưng tuyệt đối không phải vậy, và nếu như vậy chỉ in được những ấn phẩm thường thôi, không khó, hình ảnh in ít kg có nền. bạn nên đọc kỹ để biết công dụng của dd làm ẩm có vai trò gì trong in ofset, như vậy bạn sẽ hiểu tại sao phải cầu kỳ như thế. chúc bạn sớm tiến bộ trong nghề in.
0932016737
 
Di chuyển nhanh đến:
Xử lý trang trong vòng: 0.08 giây
Diễn đàn đã có 83,020,858 lượt truy cập