Số người dùng online
· Khách: 4

· Thành viên: 0

· Tổng số thành viên: 54,416
· Thành viên mới đăng ký: Luuha69
Tuyển dụng - tìm việc
· Tuyển thợ phụ In OFFSET bao bì, decal, catalouge
· Công ty In Trân Phú tuyển thợ in offset
· Tuyển thợ in offset 4 màu
· Tuyển thợ in Ofset tở rời
· Cty in Thống Kê tuyển dụng
Quảng cáo của Google
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Quên mật khẩu hả?
Xin cấp mật khẩu mới bằng cách nhấn vào đây.
Quảng cáo của Google
Banners
Xem bài viết
Diễn đàn kỹ thuật in Việt Nam » Kỹ thuật in ấn & thành phẩm » Kỹ thuật in lụa
 In ra máy in toàn bộ chủ đề
Máy in lụa 4 màu - hướng dẫn tự chế
cactus1805
Tình hình là cuối năm, nghĩ mình nên đóng góp chút gì cho diễn đàn để Tết thấy thanh thản lương tâm vì đã học được của mọi người quá nhiều mà chưa làm đc j cho diễn đàn Grin
đây là sơ đồ lắp ráp máy in lụa 4 màu có thể dùng để in áo, khá đơn giản mà rất rẻ Grin vật liệu chỉ yếu là gổ, nên chọn loại gỗ chắc chắn và ít biến dạng do thời tiết, gổ ngô đồng là một gợi ý nhưng hơi khó kiếm. Gỗ thông nếu được xử lý tốt thì vẫn OK.
kythuatin.com/hinhanh/12610_1232893312_cactus1805.jpg


Tham khảo ở đây:
http://www.printi...
Chỉnh sửa bởi cucarot vào lúc 29-01-2009 23:44
 
thienminhpc
Bạn có thể gợi ý cách sử dụng được không ? Thú thực nhìn thì hấp dẫn rồi, nhưng mình chưa hiểu sẽ phải làm thế nào đây.
 
cactus1805
đây là tài liệu tiếng Anh, mình có file pdf nhưng không hiểu sao ko đính kèm để gửi đc. Mai mồng 1 không đi đâu, tranh thủ dịch ra cho các bạn. Cũng đơn giản thôi, vật liệu sẵn có, chỉ một tý khéo tay là có ngay một bàn in lụa hiệu quả rồi. Kết hợp với những điều mình biết, sẽ gợi ý thêm một số cải tiến với mô hình này để hiệu quả hơn. Năm mới vui vẽ, thành công.Cool
 
cactus1805
OK, đầu tiên các bạn cần có dụng cụ để làm, bao gồm:
- Khoan điện hay khoan tay đều được.
- Tuavít.
- Cưa.
- Thước thẳng (có hệ đo lường là inch, vì tài liệu này đơn vị tính là inch, nếu không, các bạn quy đổi 1ich = 2,5 cm)
- Êke hay thước đo góc vuông (không nhớ thợ mộc gọi là thước gì, dạng chữ L ấy)
- Đinh (loại đinh tùy thuộc vào độ dày tấm gỗ mà bạn làm, khuyến cáo nên từ 5-8cm, dài hơn thì thừa ra xấu)
- Keo dán gổ (cũng không cần thiết lắm, trừ phi bạn muốn thật chắc chắn nếu không tin tưởng vào đinh Grin)
- Hàn.
Đã xong phần đồ nghề, bây giờ nhảy sang phần vật liệu:
Gổ là nguyên liệu chính, nhưng nếu một khi bạn đã thành công với mô hình này và muốn chắc chắn, bạn có thể nghĩ đến việc làm bằng khung kim loại, khi đó thì các số đo sẽ khác 1 tý, tất nhiên. Đây chỉ là mô hình tham khảo, khi đã nắm được nguyên lý rồi, các bạn hòa toàn có thể sáng tạo cho riêng mình một kiều phù hợp với công việc.
Chọn gỗ không khó, yêu cầu là thẳng, không cong vênh, các tấm lớn yêu cầu bề mặt phẳng và có thể sử dụng ván ép. Các phần dùng làm giá đỡ là các thanh thẳng thì yêu cầu chắc chắn, mình thì không rành về gỗ, các bạn có thể hỏi thợ mộc, tuy nhiên đa số gỗ đều làm được vì cái này cũng không yêu cầu độ chính xác cao, miễn sao thật vững chắc là được rồi.
Về độ dày các tấm gỗ thì tùy ý, tuy nhiên nên chọn làm đồng đều cho các thanh gỗ có cùng chức năng (như là tay đỡ, giá,...). Chỉ lưu ý độ dày của các tấm gỗ ở các phần sau (sơ đồ trong bài viết tiếp theo, mình chia ra để tiện theo dõi): Tổng chiều dày của mảnh B, Fmâm quay bằng tổng bề dày của mảnh TU.
Và đây là những gì bạn cần thêm:
- 4 cái bản lề.
- 8 cái lò xo để kéo khung trở lại, tương ứng với 8 cái móc (chọn loại có thể điều chỉnh như trong hình ấy, nếu không thể kiếm được, các bạn có thể tự chế lấy một cái bằng bulong-đinh ốc mà bạn có, rồi nhờ thợ hàn hàn thêm mấy cái móc, thợ in mình sức sáng tạo đầy mình àh Grin)
- 12 cái móc dạng dấu ? có ren vặn ở dưới ấy, dùng để móc mấy cái lò xo kia vào.
- 8 cái etô cở nhỏ dùng để kẹp khung lụa, trong trường hợp không thể tìm ra, mình sẽ hướng dẫn làm một kiểu khác rẻ tiền hơn.
- 1 cái mâm quay, để các bạn dễ hình dung, nó giống như cái bàn tập lắc hông, đứng lên lắc qua lắc lại cho thon eo vậy Grin, ra các cửa hàng bán vòng bi chắc có, loại có chiều rộng 15 cm hay tương đương, nếu không, các bạn có thể dùng vòng bi lớn lớn một tý rồi tự chế vậy, tùy vào sức sáng tạo.
- Đinh vít các loại, đi kèm khi mua bản lề rồi.

Đây là hình ảnh về những thứ cần chuẩn bị, bạn nào có thể dịch thì dịch nhé, nhưng mà tụi Tây nó lắm chuyện thế, chứ dân Việt mình thì không máy móc, tùy hòan cảnh mà làm thôi Grin

kythuatin.com/hinhanh/12610_1232936943_cactus1805.jpg


Thế đã, bài sau hướng dẫn các phần của hệ thống.
Chỉnh sửa bởi cactus1805 vào lúc 28-01-2009 00:10
 
cactus1805
Tiếp theo là các phần của cái máy chạy bằng sức người này Grin
kythuatin.com/hinhanh/12610_1232937716_cactus1805.jpg


* Phần K và D thay thế cho nhau, nếu K thì thôi D và ngược lại, trong bài này dùng phần K.
Giải thích:
A. 23"x23"x3/4" nghĩa là phần A, dài là 23 inch, rộng 23 inch và dày 3/4 inch. (Như mình nói, chiều dày có thể thay đổi tùy vào những gì bạn có)
Sau mỗi hình có phần x 4 đấy là số lượng của phần đó (ví dụ x4 là 4 cái)
Đơn vị quy đổi: 1 inch = 2,5 cm
Dịch nghĩa một số từ:
- Plywood: hiểu nôm na là cái mặt bàn của cái máy in này, là nơi mà bạn là giá để gắn mấy cái khung lụa vào, trong trường hợp này nó có thể quay.
- Particle Board: là nơi để bạn gắn cái mâm xoay vào. Thiết nghĩ cũng không cần thiết nếu bạn gắn trực tiếp cái mâm xoay đó vào phần A.
- Coated Shelving....: là cái mặt dùng để bạn đặt vật liệu in lên, chú ý là vát tròn 1 phía (theo đường ........ ) như trong hình. Nên làm bằng gỗ nhẵn bóng, nếu để in vải, hãy bọc nỉ. Mình sẽ nói thêm về cái này sau.
- 90 Angled metal: Thép vuông chữ L. (cái này dùng để làm cái kẹp khung lụa, mình sẽ gợi ý một kiểu khác nếu bạn không timg dc etô như bài trên)
- 2x4's: What the hell is it? - Không cần quan tâm nó nghĩa là gì
- For the stand: nghĩa là phần dùng để làm cái giá đỡ.
- For the Turntable...: nghĩa là phần dùng làm giá đỡ cho cái bàn in (phần để vật liệu in lên) - cái này, bạn có thể cải tiến bằng cách thêm 1 hay 3 lần thế này nữa, sẽ có máy in 4 màu có thể cùng 1 lúc in 2 hay 4 người, hoặc cải tiến thêm để phần này trên một khung quay, bạn có thể vừa in vừa phơi khô để in màu tiếp theo (sẽ nói thêm sau)
Thế đã, các bước sẽ trong bài viết tiếp, nhưng đi đón khách đã, Mồng 1 mà.
Tài lộc cho các bạn, đồng nghiệp thân yêu! Frown


@nguoihanoi: Mình ở Quảng Trị, hơi xa. Mình sẽ hướng dẫn cụ thể ở đây để mọi người cùng làm vậy, hoặc nếu bạn muốn, mình sẽ làm cho bạn 1 mô hình, free Grin và sẽ gửi cho bạn sớm nhất, mô hình nhỏ nhỏ dễ gửi bưu điện hơn. Thân!
Chỉnh sửa bởi cactus1805 vào lúc 27-01-2009 22:10
 
cactus1805
Năm mới phát tài ngeh mọi ngườiCool
@ Super Admin: Em không để ý đâu, bận quá nên chưa post tiếp bài thôi, Tết mà.
@ mọi người: Ai cần tài liệu về in lụa hay liên qua liên hệ với mình qua ID Yahoo: cactus1805 nhé, cái gì mình biết mình không ngại giúp đâu. Mong được làm quen với mọi người để cùng học hỏi tiến bộ.

Tiếp: lắp ráp.
Bây giờ chúng ta kết nối cái đống hổ lốn trên kia lại, trước tiên là làm cái chân đế đã. Các bác có thể xem hình để hình dung cách làm, các chữ cái trên các phần trong những hình dưới tương ứng với các phần trong phần chuẩn bị đã post ở trên.
Đầu tiên là 2 cái chân:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233042941_cactus1805.jpg

Gắn chúng lại với mảnh A, hình nhìn từ trên xuống:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233043042_cactus1805.jpg

Gia cố thêm bằng các phần còn lại:
(mặt trước)
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233043083_cactus1805.jpg

(mặt bên)
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233043686_cactus1805.jpg

Chỉnh sửa bởi cactus1805 vào lúc 27-01-2009 22:08
 
cactus1805
Tiếp theo là lắp ráp bàn để in và chân đế của cái mâm xoay:
Trước hết, lắp mảnh F dùng làm đế cho mâm xoay lên mặt A, chú ý canh chính giữa (các đỉnh của mảnh F nằm trên đường nối các đỉnh mảnh A - như hình minh họa)
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233044199_cactus1805.jpg

Tiếp đến, khoan lỗ các mảnh W-a và W-b theo hình:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233044463_cactus1805.JPG

Gắn các mảnh đã khoan lên mặt dưới mảnh G theo hình, chú ý khoảng cách giữa chúng bằng nhau và bằng chiều rộng của thanh U:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233044612_cactus1805.JPG

Mục đích của việc khoan lỗ này là để các bạn có thể bắt vít vào để căn chỉnnh cho phù hợp khi in (có thể kéo ra kéo vào theo thanh U cho phù hợp với hình trên lưới). Khi gắn, các bạn có thể gắn bằng keo hay đóng đinh, nhưng nếu đóng, cần đóng lút đinh trong tấm G 1 đoạn, sau đó lấy vụn cưa rắc vào lỗ đinh đó để bịt lại và lấy keo 502 xịt vào,chờ khô, dùng giấy nhám mịn để chà phẳng lại, mục đích để tránh bàn in không bị gồ ghề, nếu bọc nhung thì không cần, nhưng cũng nên đóng sát đinh vào mặt phẳng.
Khi hoàn thành sẽ gắn trên thanh U như thế này:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233044991_cactus1805.jpg


Tiếp theo, gắn thanh U lên chân đỡ đã làm ở trên như hình:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233045065_cactus1805.jpg

Chỉnh sửa bởi cactus1805 vào lúc 27-01-2009 22:31
 
cactus1805
Bây giờ chúng ta làm giá đặt khung lụa:
Gắn mâm xoay lên tấm F, gắn các phần S lên phần B:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233045535_cactus1805.jpg

Để qua một bên.
Lấy thanh thép hình chữ L (phần J) khoan lỗ và gắn vào 1 đầu thanh T như hình, đầu còn lại lắp bản lề. Chú ý chiều của bản lề:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233045628_cactus1805.jpg

Bây giờ gắn 4 thanh T đã lắp bản lề lên mảnh B đã làm ở trên. Để ý thấy 4 cái chấm có mũi tên chỉ vào (drill hole...) là 4 cái lỗ để bắt vít hình dấu ? đã nói, nó dùng để móc 4 cái lò xo vào để kéo cái khung lụa trở lại khi in.
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233045974_cactus1805.jpg

Bây giờ thì gắn toàn bộ phần này lên cái mâm xoay, căn chỉnh sao cho khi xoay, các thanh T nằm khít với thanh U. Cố định vào mâm xoay:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233046098_cactus1805.jpg

Bây giờ thì gắn các thanh H vào thanh U theo như hình dưới. Chúng có nhiệm vụ giữ cho các tay T không bị xê dịch khi in, để dễ bắt dính, các thanh H cần vát đầu. Mẩu I có nhiệm vụ làm đệm đỡ cho tay T:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233046277_cactus1805.jpg

Các thanh H khi gắn vào thanh U, nhìn trực diện sẽ thế này, đầu vát quay vào trong:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233046384_cactus1805.jpg

Chỉnh sửa bởi cactus1805 vào lúc 27-01-2009 22:53
 
cactus1805
Tiếp tục hoàn thiện cái giá gắn khung lụa, xin lỗi vì dài quá nên em post lên một bài khác, không phải spam bài vì không cần thiết.
Bắt vít dạng dấu ? vào các tay T như hình dưới và lắp lò xo vào:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233046791_cactus1805.jpg

kythuatin.com/hinhanh/12610_1233046882_cactus1805.JPG


Với mấy cái êtô, hàn nó vào thanh J (nhớ hàn 1 phần vào phía dưới thôi, để còn vặn ra vặn vào mà kẹp cái khung lụa nữa chứ) và gắn như hình dưới:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233046993_cactus1805.jpg


Rồi, bây giờ thì gắn các thanh R - a và R - b lại với nhau tại chổ khoét và gắn lên trụ tạo bởi 2 thanh S, mục đích của cái này là giữ cho cái khung lụa khi bật lên luôn ở đúng tầm, cao hay thấp phụ thuộc độ dài của các thanh R hay chiều cao của trụ S. Cái này có thể không cần nếu các bạn chỉnh được độ căng của lò xo ở mức cần thiết.
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233047238_cactus1805.jpg


Hoàn chỉnh sẽ thế này Frown
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233047298_cactus1805.jpg
:kCool
Xong phần lắp ráp cơ bản, bài sau em trình bày thêm một số điểm cải tiến để các bác tham khảo.
Chỉnh sửa bởi cactus1805 vào lúc 27-01-2009 23:11
 
cactus1805
Đóng góp thêm cho mọi người một mẫu khác, ở đây các bạn có thể thấy là tay gắn khung lụa đã được cải tiến như thế nào trong trường hợp không dùng êtô:
kythuatin.com/hinhanh/12610_1233209751_cactus1805.jpg

Đây là dạng thích hợp với cách in thủ công truyền thống thợ in nhà mình: Ngồi xổm in Grin
Với mẫu trên (dạng đứng) trình bày thêm một số gợi ý thế này:
- Với cái bàn để vật liệu in, trong trường hợp là in áo, nên tạo bạn có kích thước tương đương với áo và có 1 mấu lồi ra để lồng cái cổ áo vào (xem mẫu dạng ngồi), như thế thì sẽ không bị xê dịch khi in. Với in trên quần, nên tạo cái bàn có dạng... cái quần, nghĩa là cũng có 2 thanh để xỏ 2 ống quần và 1 cái mặt để đỡ cái ... mông.Grin
- Ngoài ra, các bạn có thể bổ sung thêm 1 hoặc 3 cái bàn in nữa ở các phía còn lại, như thế cùng 1 lúc có thể in 4 thợ, sẽ tiết kiệm đc thời gian nhưng thợ phải làm đều tay nhau mới ổn.
Hoặc các bạn có thể làm theo gợi ý này, thay vì sử dụng mâm xoay, các bạn khoan 1 lỗ to ở giữa cái giá để mâm xoay đó, gắn nó vào 1 trụ kim loại chắc chắn, khi đó, làm thêm 1 cái giá để vật in (tương ứng với thanh U) dài hơn, khoan ở giữa và lồng vào cái trụ đó, như thế ta có 2 cái có thể quay là bàn in và giá để khung lụa. Với các này, có thể in 1 lúc 2 người, hoặc 1 người giúp việc chuyên đặt và lấy sản phẩm in, 1 người chuyên in, khi in xong quay sang cho người kia lấy và in tiếp cái vừa lòng vào. Hoặc là để phía đối diện 1 cái máy sấy, in xong 1 màu, quay sang sấy, in cái khác rồi quay sang sấy, lấy cái vừa sấy in màu khác, cứ tuần tự như thế...
Còn nhiều gợi ý nữa, nhưng không thích hợp với cái máy thô sơ này lắm, tùy tình hình cụ thể mà các bạn sáng tạo thêm thôi, các bạn vốn rất giỏi sáng tạo mà, làm nghề in ai không giàu trí tưởng tượng chứ nhỉ Pfft
 
sieudang
có ai làm và sữ dụng thử chưa nhỉ/????
Riêng mình thì nghĩ máy này rất đẹp nhưng về tính kinh tế thì chưa thấy thấy cách biệt với các máy thủ công 1 màu nhỉ???? Vì nếu canh chồng màu giữa các khung thì sao nhỉ?????Cái này là cái quang trọng nhất!!!! (theo ý mình thôi nhé)

hakhkahkhakha........ Hay có bác nào mở mang kiến thức cho tạ hạ tí nhỉ!!!!
 
cactus1805
Đúng thế! Theo cách in truyền thống của thợ in mình là cứ chụp film đã rồi khi in mới đem canh màu, còn với cái "công cụ" này thì ngược lại, canh đã rồi mới chụp film.
Trước hết, các bạn cần có các khung lụa đồng cở, như thế thì khi canh sẽ đơn giản hơn. Đánh giấu vị trí khung để canh chỉnh cho khung sau, nên đánh dấu vào vị trí sẽ bắt khung vào giá, như mình làm tay kê thế thôi.
Đặt film chính giữa khung, nếu film dài hơn khung thì tốt, cứ chồng lại cho khít rồi đục 2 lỗ trên mép film và làm thêm 2 cái móc nhỏ tương ứng trên bàn chụp, chỉ việc lồng film vào 2 cái mấu đó là khớp thôi. Còn nếu không, chỉ có cách là dùng thước để đo.
Hoặc, có 1 cách khác, đó là thợ in nhà mình thường là cố định khung, còn di chuyển sản phẩm in để canh màu, vậy thì có thể làm ngược lại, sản phẩm in cố định và canh khung cho khớp (Hơi khó nhỉ - thế mới ăn tiền dc chứ Grin) 1 đều chắc chắn là các bạn có thể xê dịch khung sang trái hoặc phải, còn tới lui thì hơi khó vì còn hạn chế bề rộng khung gỗ của khung lưới, nên khi chụp film cố gắng để cho chiều này sai lệch in ít thôi, tỉ mỉ một chút.
Một thủ thuật khi canh chỉnh mà anh em mình hay làm là in thử lên 1 tờ bìa trong, có thể chùi mực ngay sau đó, có thể dùng cách này để canh.
Nhưng vẫn còn 1 khó khăn, đó là anh em mình hay tiết kiệm, chụp 1 lần 2 nội dung cho 1 khung lụa, thế này thì đúng là chỉnh khó thật, thôi thì tùy độ khéo của anh em vậy Grin
Còn hiệu quả kinh tế thì không có, nhưng mà tiết kiệm thời gian tương đối: lên film 1 lần, in 1 lần, đỡ lắt nhắt tháo ra tháo vô. Nhưng mà cái chuyện in một lần, nếu mực nhanh khô thì không sao rồi, chứ mà lâu khô á, e là không thích hợp lắm, nên có 1 cái máy sấy khổ lớn nữa, kiểu như là cái bếp điện úp ngược ấy Grin
Tóm lại, như đã nói, cái này chỉ có giá trị tham khảo, còn tùy điều kiện của anh em nữa.
 
huybq
Máy này rất tiện lợi trong in vải chồng mầu với số lượng ít bảo đảm đúng mầu và đẹp, chỉ cần một thợ in như vậy giảm chi phí nhân công phải nói là rất tiện lợi song theo mình làm băng sắt thép thì hay hơn giá thành cũng ko cao lắp mình đã từng làm cái này bằng sắt thép phế liệu là chính in rất tốt song mình ko phải dân cơ khí nên ko biết vẽ lại và giải thích Grin với cơ sở in nhỏ rất tiện lợi nếu kèm thêm bộ phận sấy Hông ngoại mà theo mình ko cầu kỳ quá thì mua cái máy sưởi ấm của Trung Quốc khoảng 200K là oke Grin
 
NguNhuDuc65_1962
sieudang đã viết:
có ai làm và sữ dụng thử chưa nhỉ/????
Riêng mình thì nghĩ máy này rất đẹp nhưng về tính kinh tế thì chưa thấy thấy cách biệt với các máy thủ công 1 màu nhỉ???? Vì nếu canh chồng màu giữa các khung thì sao nhỉ?????Cái này là cái quang trọng nhất!!!! (theo ý mình thôi nhé)

hakhkahkhakha........ Hay có bác nào mở mang kiến thức cho tạ hạ tí nhỉ!!!!

bác siêu đẳng cứ đùa bác bình phim lên kẽm thế nào thì anh em in lụa( lưới) cũng bình như thế - ở đây khung lưới( khung lụa) chính là bản kẽm đó bác
Email: truonggia65@yahoo.com.vn
inhangbong@gmail.com
Mobile: 0903 257 890
Nhà nhập khẩu và phân phối giấy can gateway của Anh quốc
[img]http://www.kythuatin.com/f/images/avatars/LogoGateway[9541].JPG[/img] is not a valid Image1.

Nếu ai sống cho riêng mình thì lòng hẹp như sông!
Nếu ai sống cho muôn người thì lòng rộng mênh mông!
 
truongthanhtuan99
nếu có động cơ thì tốt biệt mấy
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
kiet 50
Góp ý thêm cho phần chụp 4 mầu.
Chồng màu chình xác thì phải để khung in cố định trên máy , sau khi canh phim và lên keo, để dàn đèn chụp phía dưới khung (đèn chụp là bộ phận rời đã được đánh dấu như phim) .
Chụp mầu 1 xong xoay bàn qua bộ phận rửa và sấy khô
xong tiếp đến mầu 2,3,4 ( chú ý việc chồng mầu chính xác là khi lên phim phải trùng với dấu trên bàn chụp)
Làm cách này thì việc chồng mầu in trên áo rất chính xác.
tôi có gởi mô hình kèm theo.
[img]http://kythuatin.com/hinhanh/2372_1234032641_kiet 50.png[/img] is not a valid Image1.

Chỉnh sửa bởi kiet 50 vào lúc 08-02-2009 08:50
 
hellokiem
@ kiet 50: bác cứ hay đùa, ai lại chụp khung lụa như thế Wink,
 
vuquang
Kiểu chụp của bác Kiet50 co ve lý thuyết quá, nhất là cái công đoạn rửa khung đó. Em thấy cái của bác thì có chính xác đấy nhưng rất mất thời gian và không đảm bảo khung ra đẹp, dĩ nhiên là vẫn được nếu cẩn thận tối đa.
 
induchuy
In kiểu này cũng chưa khắc phục được nhược điểm: sản lượng thấp, thao tác đông người, hệ thống sấy phức tạp, chỉ phù hợp in mảnh rời, số lượng ít, độ chính xác chưa cao
Chỉnh sửa bởi induchuy vào lúc 05-03-2009 15:33
 
anbes
[mình thấy cái máy này tốt à nghe rất hợp với ý mình .nếu chế thêm 4 bàn in xoay theo như vậy là ok lắm .có thể in 4 ngườ cho ra thành phẩm luôn
 
Di chuyển nhanh đến:
Xử lý trang trong vòng: 0.62 giây
Diễn đàn đã có 83,016,481 lượt truy cập