Số người dùng online
· Khách: 4

· Thành viên: 0

· Tổng số thành viên: 54,416
· Thành viên mới đăng ký: Luuha69
Tuyển dụng - tìm việc
· Tuyển thợ phụ In OFFSET bao bì, decal, catalouge
· Công ty In Trân Phú tuyển thợ in offset
· Tuyển thợ in offset 4 màu
· Tuyển thợ in Ofset tở rời
· Cty in Thống Kê tuyển dụng
Quảng cáo của Google
Đăng nhập
Tên đăng nhập

Mật khẩu



Quên mật khẩu hả?
Xin cấp mật khẩu mới bằng cách nhấn vào đây.
Quảng cáo của Google
Banners
Xem bài viết
Diễn đàn kỹ thuật in Việt Nam » Kỹ thuật in ấn & thành phẩm » Kỹ thuật in lụa
 In ra máy in toàn bộ chủ đề
Tách màu phức tạp trong in lụa
tuansonns
MÌnh muốn mở 1 chuyên mục này để chúng ta cùng thảo luận đề tài nóng hiện nay mà hầu hết các tiệm in lụa đều không làm được.
Ko biết có chỗ nào thực hiện được chưa?

Đó là in lụa những hình ảnh bình thường lên áo thun và các phương thức để có thể tách được các kênh màu sao cho in được lên áo thun.

Mong mọi người cùng đóng góp ý kiến

:k
Sơn Nguyễn
sonnguyenshop.com
 
duongminhhien
Vì in lụa mà tách nhiều màu để in thì.......... sau khi làm xong Mẫu, ta chuyển màu về dạng CMYK sao đó ta chỉ việc dùng lệnh in bằng Print > Separations > đánh dấu mục Print Separations, lệnh này dùng để in tách màu chuẩn của CMYK, sau đó ta chọn nút Print Preview in theo tùng layer của C M Y K..............
 
tuansonns
In lụa theo kiểu CMYK của duongminhhien chắc là chỉ có mà từ bị thương đến chết thôi.
Không phải lúc nào cũng in CMYK đâu nhé

:+
Sơn Nguyễn
sonnguyenshop.com
 
catbui
duongminhhien đã viết:
Vì in lụa mà tách nhiều màu để in thì.......... sau khi làm xong Mẫu, ta chuyển màu về dạng CMYK sao đó ta chỉ việc dùng lệnh in bằng Print > Separations > đánh dấu mục Print Separations, lệnh này dùng để in tách màu chuẩn của CMYK, sau đó ta chọn nút Print Preview in theo tùng layer của C M Y K..............


Tui nghĩ in lụa là như vậy là đúng, vì tách 4 màu sẽ kéo lụa 4 lần, và hiện nay có những máy in lụa, không dùng tay, in chồng màu chính xác lắm !!!
Bao Bì NGUYỄN HÒA
* Danh thiếp : Lụa + Offset + in tên lên card đã in sẵn ...
* Bao thư, decal, phiếu, nhãn, vé, tờ rơi quảng cáo ...
* túi xách giấy, túi Shop thời trang, túi Nylon, hộp giấy, bao bì giấy các loại . . .
ĐC: 870 Đoàn Văn Bơ - P.16 - Q.4 - TPHCM
ĐT: (08) 66802132 – 0909 189 456 (Hòa)
Email: baobinguyenhoa@yahoo.com

Tình Cha ấm áp như vầng thái dương.
 
tuansonns
catbui đã viết:
duongminhhien đã viết:
Vì in lụa mà tách nhiều màu để in thì.......... sau khi làm xong Mẫu, ta chuyển màu về dạng CMYK sao đó ta chỉ việc dùng lệnh in bằng Print > Separations > đánh dấu mục Print Separations, lệnh này dùng để in tách màu chuẩn của CMYK, sau đó ta chọn nút Print Preview in theo tùng layer của C M Y K..............


Tui nghĩ in lụa là như vậy là đúng, vì tách 4 màu sẽ kéo lụa 4 lần, và hiện nay có những máy in lụa, không dùng tay, in chồng màu chính xác lắm !!!


Các bạn nên nhớ in lụa khác nhiều so với in offset nhé:

1_ lớp mực dày hơn->ảnh hưởng độ phủ mực và tính chất trong suốt của mực -> Liệu in lụa chồng màu có đúng theo ý muốn được ko?
2_ tầng số tram của in lụa ko thể nào bằng in offset -> hình ảnh không thể mịn được, nếu hạt tram quá nhỏ e rằng sẽ phơi không ra như ý muốn

Mong mọi người đóng góp thêm để đề tài này được giải quyết tốt đẹp

:&:&:&
Sơn Nguyễn
sonnguyenshop.com
 
tuansonns
Nếu ai nghỉ mình làm được chỉ bằng cách tách màu CMYK trong in lụa thì xin chứng minh đi nhé
Mình sẽ sẵn sàng học hỏi

Wink
Sơn Nguyễn
sonnguyenshop.com
 
anhtrang
S nen cho vi du cu the di. 1 file nao do chang han.
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
tuan99kti
tách màu CMYK hay không tách màu đều đúng cả!. Vì mọi người không nói rõ đối tượng hình nào.
Tuy nhiên trong trường hợp này theo mình hiểu thì Tuấn Sơn thì đang đề cập đến hình in trên áo thun, thông thường là các hình vẽ, hình nét và câu hỏi là làm sao tách được các kênh màu ứng với từng màu trong những màu có trong hình đó. như vậy có thể có lúc ta chỉ xuất ra 2,3 màu và cũng có lúc phải tách ra 6,7 màu...Điều đó có nghĩa là không xuất và chồng màu theo kiểu CMYK.

Tuy nhiên trong thực tế có những hình vẽ có tram, nhưng vẫn không nên xuất ra CMYK, vì sao? Mình bận chút, xíu nữa sẽ ví dụ cụ thể hơn
Chỉnh sửa bởi tuan99kti vào lúc 10-03-2007 19:06
-------------------------------------------------------------
| Ngày hôm nay là của những ngày hôm qua |
-------------------------------------------------------------
 
hoangbaodi
@ mọi người : mình cũng có thắc mắc điều này, hình như các chỗ khác họ làm được . nhưng dấu nghề.
Chắc các bạn đã thấy các áo thun có những hình ca sỉ, nhân vật bãi biển nó là bitmap, cách xuất hạt tram mình dùng thư pho to shop nhưng không đạt, không làm được luôn đó, ko có được như mẫu.
Các bạn có phương pháp nào tốt, hay cách xuất có thể đưa lên cho mình tham khảo với
ah, còn nêu như có 1 áo thun đã in sẳn mình muốn lấy lại như mẫu thì làm sao . thank mọi người
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
iceface
Một ví dụ về hình cần tách màu in lụa. Đếm xem cần tách bao nhiêu màu?

kythuatin.com/hinhanh/1173508008inlua.jpg

kythuatin.com/hinhanh/43_1311525759_iceface.jpg


Iceface
- Nóng tính
- Võ công cao
 
tuan99kti
Ví dụ đây là 1 hình vẽ cần được in lụa trên áo thun, lưu ý là hình này có tô chuyển:
kythuatin.com/hinhanh/1173512134vidukti1.gif
H1


nhiều người thấy có tô chuyển hoảng quá, xuất ra CMYK luôn và in lụa ra kết quả thế này:
kythuatin.com/hinhanh/1173512164vidukti2.gif
H2


nhưng nếu cẩn thận phân tích thì hình này có 6 màu. trong đó có 1 màu chuyển, tách ra 6 màu
kythuatin.com/hinhanh/1173513431thangmau.jpg

và in chồng lần lượt từng màu kết quả nó thế này:
kythuatin.com/hinhanh/1173512203vidukti3.gif
H3


Như bạn thấy thì ở vùng màu nâu chuyển tạo bởi màu nâu pha trước H3 vẫn đẹp hơn là nâu chuyển ở hình chồng màu CMYK H2(nâu này tạo bởi sự chồng 3 màu CMYK)
Trong thực tế có nhiều hình phức tạp hơn, đòi hỏi sự thông minh của người tách màu để đạt được ấn phẩm đẹp nhất.

Trong in ấn thông thường thì việc ứng dụng CMYK là hợp lý vì hạt tram nhỏ. Tuy nhiên trong các ấn phẩm đặc biệt hoặc các nhãn hàng người ta thông thường xử dụng màu pha qua các phương pháp tách màu của riêng họ để tạo màu đặc trưng cho các ấn phẩm hoặc nhãn hàng.

Trong in ấn lụa đặc biệt là in các hình ảnh có tram vì hạt tram in trên áo thun qua phương pháp in lụa thường phải to. nên nếu biết cách tách màu để hạn chế việc chồng tram, biết tách ra màu pha... sẽ làm tăng chất lượng ảnh trên ấn phẩm

Như vậy ý của bạn TuấnSơn là làm sao tách màu ra được như vậy và trong thực tế sẽ không đơn giản như vậy đâu khi hình vẽ có nhiều vùng tô chuyển.
Chỉnh sửa bởi tuan99kti vào lúc 10-03-2007 22:09
-------------------------------------------------------------
| Ngày hôm nay là của những ngày hôm qua |
-------------------------------------------------------------
 
tuansonns
Các tấm hình trên vẫn còn đơn giản quá
Mình muốn mọi người nhìn tấm hình này rồi cho biết cách xử lý ha
kythuatin.com/hinhanh/1173513593mau.jpg


AngryAngryAngry
Sơn Nguyễn
sonnguyenshop.com
 
tuansonns
Còn đây là file đã được tách màu

kythuatin.com/hinhanh/1173514426tachmau.jpg


Smile
Sơn Nguyễn
sonnguyenshop.com
 
hoangbaodi
uhm, cha pro quá hen, vetor còn dễ nhìn và phân biệt tính toán còn tấm ảnh cuối cùng,nhìn vào thì 4 màu đấy nhưng tách ra thì tới 6 màu, ảnh gốc là RGB nữa chứ cha khó quá nhỉ.:&
Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!
 
duongminhhien
In trên áo màu chồng màu giống in offset wá nhỉ! In bằng lụa mà bạn nói chắc in bằng Máy rồi.....chứ in tay mà thứ kiểu này thì.....:s

Theo Anh tuan99kti phân tích là đúng ý em nhất! và đó chính là In lụa Cool
Chỉnh sửa bởi duongminhhien vào lúc 10-03-2007 23:22
[img]http://img216.imageshack.us/img216/2710/tenrb0.png[/img] is not a valid Image1.
 
tuan99kti
tuanson post từng kênh màu của hình đó lên và phân tích vì sao phải tách màu như vậy cho mọi người rõ hơn nha.
-------------------------------------------------------------
| Ngày hôm nay là của những ngày hôm qua |
-------------------------------------------------------------
 
tuansonns
Đúng như các bạn nói, việc in lụa trên áo được hình ảnh như thế này đòi hỏi phải có kỹ thuật cao ko những ở khâu phân tích hình ảnh từ chế bản mà còn đòi hỏi phải có 1 số máy móc, thiết bị và hóa chất cao cấp thì hình ảnh mới có thể đạt được độ mịn như thế.
Không biết có chỗ nào có khả năng in áo những hình ảnh như thế trên VN chưa nhỉ?

Còn kỹ thuật để tách được những lớp phim như trên mình sẽ đưa ra cách làm cho các bạn xem.
Sơn Nguyễn
sonnguyenshop.com
 
vitcon
Ủng hộ bạn Tuấn Sơn, các ý kiến bạn Tuấn Sơn nói đều rất chính xác, lĩnh vực này mới hoàn toàn với giới In Việt Nam nói chung, chứ còn với ngành vải thì lại là chuyện bình thường. In trên vải nói chung thì gọi là in bông, thông thường thì in khoảng 7-8 màu tùy mẫu thiết kế. (các bạn cứ phân tích thử các mẫu vải Kate, Phi bóng, ..... mà phụ nữ hay may đồ bộ mặc ở nhà thì biết).

Có nhiều phương pháp tách màu, trong đó tách màu CMYK thì phù hợp nhất với lãnh vực in Ofset, còn các lãnh vực in khác thì chưa chắc. Kiểu tách màu như bạn Tuấn Sơn nói thì phù hợp cho In Lụa, Ống Đồng, Felxo, .... hihi, cái này thì chưa nghe có nơi nào dạy cả. Về kiểu tách màu này Vitcon cũng có biết nhưng chỉ là sơ sơ thôi và cũng chưa có kiểm nghiệm thử (do hạn chế về kiến thức tin học, còn dụng cụ + thiết bị + vật tư để làm thì cũng tạm có). Nếu bạn Tuấn Sơn có nhã hứng như vậy thì liên hệ với Vitcon để làm kiểm nghiệm thực tế nhé. Nếu ai thích tham gia thì đề nghị gom lại thành nhóm để "cùng ngâm cứu"..........
 
tuansonns
Sơn sẽ rất sẵn sàng tham gia thực nghiệm và giúp đỡ phần chế bản để thử nghiệm và phát triển kỹ thuật này .
Nhưng do hạn chế về việc làm nên chỉ tham gia với vitcon được ngày chủ nhật thôi.
Sơn Nguyễn
sonnguyenshop.com
 
kuunon
[img]http://www.bmasse.com/Tshirts/easterbein_shirt.jpg[/img] is not a valid Image1.
cái áo này kéo tay được ko bà con

[img]http://www.bmasse.com/Tshirts/countryjoe_shirt.jpg[/img] is not a valid Image1.
Chỉnh sửa bởi kuunon vào lúc 13-03-2007 06:07
Khi nào kuunon mới hóa thành cáo già nhỉ ? www.mysmiley.net/imgs/smile/party/party0031.gif
Rock và chỉ có rock, click here
http://my.opera.c...
 
Di chuyển nhanh đến:
Xử lý trang trong vòng: 6.97 giây
Diễn đàn đã có 83,016,974 lượt truy cập